Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024
Vietnamese English

Làm thế nào Trung Quốc có thể phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu sau COVID-19?

26/03/2020 19:32
  • Khi số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc giảm, nước này cũng đang từng bước khôi phục các ngành công nghiệp.
  • Các doanh nghiệp đã khám phá ra những cách sáng tạo để khởi động lại chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh khó khăn.
  •  Tuy nhiên, rất nhiều việc phải làm để duy trì các chuỗi cung ứng, trong bối cảnh COVID-19 lan rộng trên thế giới. 
Trung Quốc dường đang có thể lạc quan hơn với khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở trong nước. Tuần trước, nước này đã báo cáo không có trường hợp nhiễm coronavirus mới ở nội địa lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bắt đầu và mọi người đang quay trở lại làm việc và cuộc sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để các công ty quay lại sản xuất bình thường và ứng phó với các tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng. Đặc biệt trong bối cảnh số các ca mắc là người từ bên ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc tăng lên gần đây cũng buộc nước này phải có nhiều biện pháp kiểm soát để dịch bệnh không bùng phát trở lại trên diện rộng trong cộng đồng.

COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào

Đại dịch COVID-19 đã “tấn công” nền kinh tế ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy; khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa; sản xuất tại các nhà máy và giao thông vận tải ngưng trệ; và hệ quả tất yếu là sự gián đoạn đối với các ngành sản xuất toàn cầu và mạng lưới cung ứng.

SCM) Supply chain management

Các ngành công nghiệp chính bao gồm ô tô, điện tử, dược phẩm, thiết bị y tế và vật tư, hàng tiêu dùng và nhiều hơn nữa đã bị ảnh hưởng đáng kể. Tác động của Covid-19 càng rõ nét hơn khi Trung Quốc là một trung tâm sản xuất quan trọng của thế giới trong hai thập kỷ gần đây.

Trung Quốc cung cấp phần lớn các hàng hóa trung gian, nguyên liệu thô hoặc chế biến, cũng như các hệ thống chính cho các nhà sản xuất trên toàn cầu. Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Trung Quốc không chỉ phải đối mặt với những thách thức trong việc khôi phục năng lực sản xuất mà cả các nhà sản xuất toàn cầu cũng cảm thấy tác động của sự thiếu hụt một phần trong mạng lưới cung ứng của họ.

Các công ty bên trong Trung Quốc chưa thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất bình thường do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự thiếu hụt các bộ phận thiết bị ddaafu vào từ các nhà cung cấp cấp thấp hơn; tình trạng thiếu lao động do nhiều người vẫn có thể bị mắc kẹt do hạn chế đi lại ở các khu vực bị nhiễm bệnh; các yêu cầu nghiêm ngặt cho các công ty để thiết lập các biện pháp bảo vệ đầy đủ vệ cho nhân viên; và sự phục hồi chậm của năng lực mạng lưới giao thông các quy định và ưu tiên khẩn cấp khác.

Phương pháp mới của các công ty

Nhiều OEM sản xuất toàn cầu đã phải vật lộn để tìm giải pháp thay thế, bao gồm nhanh chóng chuyển đơn đặt hàng sang nhà cung cấp thứ cấp để bù lại việc giao hàng bị bỏ lỡ từ các nhà cung cấp chính của họ và chuyển một số ưu tiên kinh doanh cốt lõi trở lại nhà máy của họ.

Một số OEM thậm chí đã mạo hiểm để tái cấu trúc hệ thống sản xuất của họ để tạo ra các sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, khi hoạt động kinh doanh ô tô đã giảm hơn 90% tại Trung Quốc vào tháng 2, nhà sản xuất ô tô Shanghai-GM-Wuling (SGMW) đã nhanh chóng trang bị lại hệ thống sản xuất của mình để sản xuất mặt nạ y tế, góp phần tích cực trong việc giảm thiểu lây lan COVID-19 và đồng thời tạo ra doanh thu bổ ích và danh tiếng tích cực cho công ty.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các công ty Trung Quốc cũng đã trở nên sáng tạo và năng động hơn trong tuyển dụng lực lượng lao động. Một số công ty đã đàm phán với chính quyền địa phương để đưa xe chuyên chở và thậm chí cả máy bay để đưa lực lượng lao động trở lại từ các vùng xa. Những nhà sản xuất khác đã bắt đầu áp dụng tự động hóa để bù đắp cho tình trạng thiếu lao động. Một số cũng đang áp dụng các công nghệ để thực hiện đào tạo cho lực lượng lao động thủ công mới được tuyển dụng. Ở một số công ty, những người làm công ăn lương đang tạm thời đảm nhận công việc của lực lượng lao động theo giờ trong một số lĩnh vực sản xuất quan trọng.

Khi cuộc khủng hoảng COVID-19 làm tăng cạnh tranh về nguồn cung có giá trị, trong một số ngành công nghiệp, bao gồm cả sản xuất xe điện (EV), sức mạnh thương lượng đã chuyển từ OEM sang nhà cung cấp. Chẳng hạn, Tesla và CATL gần đây đã công bố quan hệ đối tác chiến lược của họ cho CATL để cung cấp pin EV cho sản xuất Tesla, Model-3 tại Trung Quốc, chuyển từ nguồn cung cấp duy nhất của một mình Panasonic. Toyota và Panasonic cũng tuyên bố đồng ý khởi động một liên doanh sản xuất pin EV. Và BMW đã ký một thỏa thuận lớn để mua pin EV từ CATL trị giá 7,3 tỷ euro.

Quản lý sự gián đoạn trong dài hạn

Theo truyền thống, các giám đốc điều hành của công ty coi chi phí, chất lượng và phân phối là các số liệu đầu vào chính của họ khi phát triển các chiến lược chuỗi giá trị. Nhưng cuộc khủng hoảng gần đây đã chỉ ra, các sự kiện toàn cầu lớn gây ra bởi đại dịch như COVID-19, cũng như thiên tai, biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị, có thể tạo ra sự gián đoạn đáng kể đối với việc cung cấp các bộ phận hoặc sản phẩm đáng tin cậy.
Chuỗi giá trị không thể được thiết lập trong một sáng một chiều. Phải mất thời gian và nỗ lực để đủ điều kiện cung cấp tiềm năng trong các lĩnh vực chất lượng sản xuất, năng lực, giao hàng, chi phí và khả năng đáp ứng với thay đổi kỹ thuật hoặc nhu cầu. Do đó, chuỗi giá trị được thiết kế cho nhu cầu dài hạn và khó thay đổi chúng một cách nhanh chóng để thích nghi với sự gián đoạn khó lường.

Đại dịch COVID-19 đã nhắc nhở những người ra quyết định của công ty rằng cần phải phát triển các chiến lược kinh doanh mới trong các thiết kế chuỗi cung ứng trong tương lai của họ. Các KPI được xem xét cho các thiết kế chuỗi giá trị cung ứng trong tương lai có thể sẽ chứa cả các số liệu truyền thống như chi phí, chất lượng và phân phối và các biện pháp hiệu suất mới bao gồm khả năng phục hồi, khả năng đáp ứng và khả năng tái cấu trúc (còn gọi là 3Rs).

Để tạo ra sự minh bạch và thông suốt hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong thời gian cần nâng cấp cơ sở hạ tầng và phương tiện kỹ thuật trong toàn chuỗi. Ngoài ra, cần phát triển các mô hình dự đoán để lập kế hoạch chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến nhu cầu cung ứng trên cơ sở đã em xét các yếu tố rủi ro. Những mô hình dự đoán này sẽ giúp những người ra quyết định của công ty thực hiện phân tích “what-if” của các kịch bản khác nhau.

Cuối cùng, trong giai đoạn khẩn cấp này, các chính phủ cần có sự phối hợp với nhau để giải quyết sự ách tắc trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể loại bỏ thuế quan để gia tăng nguồn cung hàng hóa, giảm chi phí mà người tiêu dùng phải gánh chịu và qua đó giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 toàn cầu.

VITIC biên dịch từ 

https://www.weforum.org/agenda/2020/03/coronavirus-and-global-supply-chains/

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 2
Số người truy cập: 4.345.027
Chung nhan Tin Nhiem Mang