Malaysia tận dụng thương mại điện tử để trở thành trung tâm logistics ASEAN
30/01/2018 17:08
Malaysia có thể nổi lên như một trung tâm logistics hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á nhờ vào sự bùng nổ của thương mại điện tử toàn cầu và khu vực. Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia Datuk Seri Liow Tiong Lai đã nhấn mạnh con đường định vị nước mình trên bản đồ logistics toàn cầu thông qua sức mạnh của thương mại điện tử và e-logistics.
Với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh, nền kinh tế số sẽ góp phần làm tăng khoảng 1,4% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia. Cơ sở hạ tầng logistics tốt sẽ tạo thuận lợi cho thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Đến năm 2020, khu vực thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng lên đến 114 tỷ RM. Điều này phù hợp với định hướng đưa Malaysia trở thành trung tâm logistics hàng đầu của ASEAN và cửa ngõ logistics từ thế giới vào châu Á.
Chính phủ Malaysia cam kết tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của ngành logistics và mở thêm cánh cửa để thu hút các nhà cung cấp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này. Mặc dù đặt mục tiêu tăng trưởng lên cao để sớm phục hồi ngành logistics, nhưng Chính phủ Malaysia cũng nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững của ngành.
Đầu tư hiện tại của Malaysia vào cơ sở hạ tầng logistics chiếm gần 15 tỷ RM tập trung vào bốn tiểu ngành - đường sắt, đường bộ, hàng hải và hàng không. Malaysia đang khởi động các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trong để nâng cao năng lực logistics lên mức trị giá hơn 100 tỷ RM. Các cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới như Khu Thương mại Tự do Kỹ thuật số, KLIA Aeropolis, các cảng biển mới kết nối đường sắt chắc chắn sẽ là một chất xúc tác đáng kể cho ngành logistics của Malaysia trong thời gian tới.
Với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh, nền kinh tế số sẽ góp phần làm tăng khoảng 1,4% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia. Cơ sở hạ tầng logistics tốt sẽ tạo thuận lợi cho thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Đến năm 2020, khu vực thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng lên đến 114 tỷ RM. Điều này phù hợp với định hướng đưa Malaysia trở thành trung tâm logistics hàng đầu của ASEAN và cửa ngõ logistics từ thế giới vào châu Á.
Chính phủ Malaysia cam kết tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của ngành logistics và mở thêm cánh cửa để thu hút các nhà cung cấp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này. Mặc dù đặt mục tiêu tăng trưởng lên cao để sớm phục hồi ngành logistics, nhưng Chính phủ Malaysia cũng nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững của ngành.
Đầu tư hiện tại của Malaysia vào cơ sở hạ tầng logistics chiếm gần 15 tỷ RM tập trung vào bốn tiểu ngành - đường sắt, đường bộ, hàng hải và hàng không. Malaysia đang khởi động các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trong để nâng cao năng lực logistics lên mức trị giá hơn 100 tỷ RM. Các cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới như Khu Thương mại Tự do Kỹ thuật số, KLIA Aeropolis, các cảng biển mới kết nối đường sắt chắc chắn sẽ là một chất xúc tác đáng kể cho ngành logistics của Malaysia trong thời gian tới.
VITIC tổng hợp