Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Vietnamese English

Báo cáo về tình hình giao thương và quy định, chính sách đối với ngành hàng Thủy sản trong UKVFTA tháng 7/2022 (miễn phí)

23/08/2022 00:00
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh sụt giảm trong bối cảnh lạm phát khiến người tiêu dùng nước này thắt chặt chi tiêu những mặt hàng không thiết yếu hoặc có giá bán bị “đội lên” vì chi phí vận chuyển từ xa.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì thị trường Anh quốc đứng thứ 9 trong số các thị trường đích đến riêng lẻ của thủy sản Việt Nam (không tính theo khối thị trường) trong 6 tháng đầu năm 2022, chiếm 2,54% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong khi đó, phần lớn kim ngạch vẫn tập trung ở 3 thị trường hàng đầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản (3 thị trường này đã chiếm tới hơn 50% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước trong nửa đầu năm nay). 
Cập nhật tình hình thị trường thủy sản của Vương quốc Anh
Giá cả tăng cao đang dẫn đến sự thay đổi trong hành vi mua sắm. Người tiêu dùng đang ngày càng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thủy sản dán nhãn của siêu thị (do siêu thị tự thu mua và đóng gói, dán nhãn) để giảm chi phí mua sắm hàng tuần của họ.
Doanh số bán cá ướp lạnh tại các cửa hàng tạp hóa ở Vương quốc Anh tiếp tục giảm trong quý gần đây nhất, do giá hàng tạp hóa nói chung cao hơn và người tiêu dùng Anh thắt chặt chi tiêu vì lạm phát và triển vọng kinh tế kém không khả quan.
Nhập khẩu thủy sản vào thị trường Anh:
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Vương quốc Anh, trong tháng 6/2022 (tháng gần nhất cập nhật dữ liệu), nước này đã nhập khẩu tổng cộng 319 triệu bảng Anh cá và thủy sản có vỏ (mã 03), giảm 2,4% so với tháng 5/2022 nhưng tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhập khẩu từ EU không biến động trong khi nhập khẩu từ các thị trường ngoài EU tăng 33,87% so với cùng tháng năm trước, đạt 249 triệu bảng Anh. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu nhóm hàng này vào thị trường Anh quốc đạt 1,84 tỷ bảng Anh, tăng 12,18% so với 6 tháng đầu năm 2021. 
Triển vọng từ phân khúc thức ăn từ thủy sản cho thú cưng tại Vương quốc Anh
Cập nhật chính sách
Cho đến nay, quy định về dư lượng hóa chất trên sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Vương quốc Anh về cơ bản vẫn dựa trên Quy định của Ủy ban Châu Âu 1881/2006, được thực thi ở Vương quốc Anh với tên gọi là Quy định về Chất gây ô nhiễm trong Thực phẩm (Anh) năm 2013 và các quy định tương tự ở Bắc Ireland và Scotland. 
Truy xuất nguồn gốc thủy sản là khả năng xác định đầy đủ một sản phẩm từ điểm bán trở lại điểm xuất xứ của sản phẩm. Điều này bắt buộc phải tuân theo các quy định pháp luật về thực phẩm chung của Vương quốc Anh, trong đó có các quy định về sản phẩm thủy sản. 
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2022: Kiểm tra thực tế đối với tất cả các sản phẩm được quản lý và Tuyên bố An toàn và An ninh sẽ được yêu cầu đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nội địa Vương quốc Anh. 
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2022: Việc chứng nhận và kiểm tra thực tế sẽ được áp dụng cho tất cả các sản phẩm được quản lý còn lại có nguồn gốc động vật, bao gồm các sản phẩm composite và sản phẩm cá.
Sách trắng về chiến lược thực phẩm quốc gia của Vương quốc Anh kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào ngành thủy sản và khuyến khích người dân tiêu thụ nhiều thủy sản hơn vì lý do sức khỏe.
Ngành thủy sản Vương quốc Anh tiếp tục đề xuất về các biện pháp “cứng rắn” hơn trong đàm phán thủy sản với EU hậu Brexit.


ĐỂ XEM CHI TIẾT, VUI LÒNG TẢI BÁO CÁO
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 10
Số người truy cập: 4.343.642
Chung nhan Tin Nhiem Mang