Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024
Vietnamese English

Các liên hiệp hàng hải thúc đẩy chính phủ Úc giảm chi phí vận chuyển hàng hải

25/02/2020 01:11
Các liên hiệp hàng hải quốc tế đã thúc giục chính phủ Úc ngăn chặn sự suy giảm của ngành vận tải biển của nước này.

Các liên hiệp hàng hải đã yêu cầu chính phủ Úc đầu tư vào một đội công tác chiến lược mới để hỗ trợ khả năng ứng phó khẩn cấp của Úc đối với các thảm họa tự nhiên và bảo vệ lợi ích kinh tế, môi trường, nhiên liệu và an ninh quốc gia.

Phái đoàn quốc tế - từ Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Na Uy và Vương quốc Anh - đã xuất hiện trước cuộc điều tra Thượng viện về các ưu tiên chính sách, quy định, thuế, hành chính và tài trợ cho vận chuyển của Úc tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.

Phái đoàn đã thúc đẩy tình đoàn kết và hỗ trợ người dân Úc về những mất mát thảm khốc về tính mạng và tài sản và thiệt hại thảm khốc đối với môi trường tự nhiên của Úc, gây ra bởi các vụ cháy rừng tàn khốc trên khu vực đó và thừa nhận phản ứng khẩn cấp hàng hải đối với khủng hoảng.

Các nhà lãnh đạo và nhà nghiên cứu của Liên minh xuất hiện trước khi ủy ban trình bày chi tiết về luật pháp về hàng hải hiện nay trên khắp thế giới và tầm quan trọng của một ngành công nghiệp hàng hải mạnh đối việc bảo vệ an ninh kinh tế và quốc gia của Úc.

91 quốc gia đại diện cho 80% các quốc gia hàng hải ven biển của Liên Hợp Quốc có quy định luật pháp về hạn chế hoạt động hàng hải nước ngoài trong các giao dịch ven biển nội địa của họ.

Image result for Australia shipping

“Lý do chúng tôi có mặt ngày hôm nay là để thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì và tái tạo sức mạnh cho ngành vận tải biển nội địa”- ông Jim Jim Given, chủ tịch của Liên đoàn người đi biển quốc tế của Canada  và chủ tịch của Lực lượng đặc nhiệm ITF cho biết.

“ Tôi thường xuyên được nhắc nhở về cách thức Đạo luật Thương mại Bờ biển ở Canada và Đạo luật Jones ở Hoa Kỳ phù hợp với thành công chung của ngành vận tải....Các chính sách này thường được các đồng nghiệp của chúng tôi ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và Úc coi là tiêu chuẩn vàng để bảo vệ quyền lợi của những người đi biển và sự an toàn của các ngành hàng hải nội địa. Đó còn là chất xúc tác to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia có chính sách như vậy".

Hầu hết các chủ tàu muốn tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy nếu họ có thể sử dụng các thuyền viên có chi phí nhân công rẻ hơn, họ sẽ lựa chọn phương án đó. Rất nhiều chủ tàu Na Uy đã thay đổi quốc tịch tàu (cờ tàu) để có chi phí rẻ hơn,  và vấn đề này đang gia tăng,  Johnny Hansen, chủ tịch của Liên minh Seafarers Na Uy giải thích.

Điều phối viên hàng hải của ITF Jacqueline Smith nói với các thượng nghị sĩ rằng những người duy nhất được hưởng lợi từ
FLAG OF CONVENIENCE (FOC- tạm dịch là cờ thuận tiện) là các chủ tàu. Phái đoàn cũng phản bác lập luận của những người cho rằng nếu luật pháp cho phép các công ty vận chuyển trong nước tính mức giá cao hơn thì chi phí sẽ được chuyển cho người tiêu dùng. Chi phí thực sự chúng ta nên tập trung vào là gì? Có phải là chi phí cho các công ty vận chuyển? Hoặc chi phí đến Úc? Đối với các chính trị gia và là lãnh đạo cộng đồng của đất nước, người dân không quan trọng hơn lợi nhuận hay sao? Chính phủ Úc phải kiểm tra luật pháp thông qua lăng kính của thực tế địa phương, an ninh quốc gia, an ninh nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

VITIC biên dịch từ 
https://worldmaritimenews.com/archives/290688/maritime-unions-urge-government-to-save-australian-shipping/
 
FLAG OF CONVENIENCE (FOC) tạm dịch ra tiếng Việt là CỜ THUẬN TIỆN. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành hàng hải dùng để chỉ hiện tượng một con tàu đăng ký mang cờ của một quốc gia không phải là quốc gia của chủ tàu. Nói cách khác, chủ sở hữu tàu đăng ký cho tàu của mình mang cờ nước ngoài. Khi đó chủ tàu (Shipowner) và quốc gia mà tàu treo cờ (Flag State) thuộc hai quốc gia khác nhau với các hệ thống chính trị và luật pháp khác nhau.
Phí đăng ký tàu rẻ, khả năng trốn thuế, tự do lựa chọn thuê thuyền viên giá rẻ và tránh được các quy định pháp lý ngặt nghèo của chính quốc chính là lý do để các chủ tàu lựa chọn FOC. Theo quy định, một con tàu treo cờ của quốc gia nào thì tuân theo luật của quốc gia đó và các luật này sẽ được sử dụng nếu các tàu có liên quan đến các vụ việc theo pháp luật hàng hải.
Thuật ngữ FOC bắt đầu được sử dụng phổ biến từ những năm 1950 nhưng thực tế FOC bắt đầu xuất hiện từ năm 1920 tại Mỹ. Vào thời điểm đó, các chủ tàu Mỹ phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các quy định ngặt nghèo và sự tăng chi phí nhân công theo luật tại Mỹ, và họ bắt đầu cho tàu của mình đăng ký treo cờ Panama. FOC theo đó ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cho đến năm 1968, đội tàu treo cờ Liberia lần đầu tiên vượt qua Vương quốc Anh để trở thành đội tàu lớn nhất thế giới. Vào năm 2009, hơn một nửa đội tàu thế giới mang cờ FOC và chỉ riêng ba đội tàu, Panama, Liberia và Marshall Islands đã chiếm trên 40% tổng số tấn trọng tải đội tàu thế giới.


 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 2
Số người truy cập: 4.353.497
Chung nhan Tin Nhiem Mang