Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 13 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Hàng không Việt Nam lên kế hoạch giảm carbon với chuyến bay quốc tế

18/10/2024 16:18
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

-------------------

Cục Hàng không VN vừa thông tin về việc tham gia Kế hoạch giảm và bù đắp carbon đối với các chuyến bay quốc tế (Corsia) của hàng không Việt Nam và một số chính sách liên quan tới phát triển bền vững của EU.

Hãng hàng không bị thách thức về tài chính khi tham gia Corsia

Để triển khai thỏa thuận Paris, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã ban hành Kế hoạch giảm và bù đắp carbon trong các chuyến bay quốc tế (Corsia) nhằm góp phần đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của lĩnh vực hàng không dân dụng.

Hàng không Việt Nam đã thống nhất và dự kiến tham gia Corsia giai đoạn tự nguyện từ ngày 1/1/2026 (Ảnh minh hoạ).

Những năm qua, Bộ GTVT và Cục Hàng không VN đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu theo Corsia như xây dựng và ban hành Thông tư số 22/2020 Quy định quản lý nhiên liệu tiêu thụ và phát thải khí CO2 từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng; Thực hiện giám sát - báo cáo - thẩm tra (MRV) phát thải CO2 với các chuyến bay quốc tế, báo cáo ICAO dữ liệu phát thải các năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023.

Các hãng hàng không Việt Nam là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ việc thực hiện Corsia bao gồm cả ở giai đoạn tự nguyện và bắt buộc. Việc tham gia Corsia từ giai đoạn tự nguyện sẽ khiến các hãng hàng không Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, khó khăn.

Theo tính toán sơ bộ, với chi phí mua tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng khí thải phát ra khi tham gia giai đoạn tự nguyện từ 1/1/2024 tới hết năm 2026, thấp nhất sẽ là hơn 13 triệu USD (với giá tín chỉ là 6 USD) và cao nhất là hơn 92 triệu USD (với giá tín chỉ là 40 USD

Nếu tham gia giai đoạn tự nguyện từ 1/1/2025, thì trong năm 2025, hãng hàng không quốc gia Việt Nam chi phí hết thấp nhất từ 4,6 triệu đô la tới cao nhất là 31 triệu đô la cho việc mua tín chỉ carbon (tương ứng với mức giá từ 6 USD cho tới 40 USD cho 1 tín chỉ). Trong năm 2026, các con số tương ứng sẽ là 5,6 triệu đô là và 37,5 triệu đô la.

Các con số trên đã cho thấy những khó khăn, thách thức rất lớn về tài chính với các hãng hàng không Việt Nam nếu như tham gia giai đoạn tự nguyện của Corsia sớm hơn dù chỉ 1 năm.

Việt Nam tự nguyện tham gia từ năm 2026

Theo Cục Hàng không VN, việc tham gia Corsia khá tốn kém với các hãng hàng không nên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã chia ra các giai đoạn tự nguyện và bắt buộc để các hãng hàng không dần thích ứng với việc tham gia. Trong số đó, có nội dung rất quan trọng là gánh nặng về tài chính với các hãng hàng không.

Ngoài ra, việc tham gia Corsia tương đương với việc Việt Nam tham gia một hiệp định quốc tế. Do đó,đây không chỉ là trách nhiệm của các hãng hàng không Việt Nam mà cần sự chung sức, đồng lòng, hỗ trợ của các Bộ, ban ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành hàng không dân dụng, để bảo đảm Việt Nam sẽ tham gia đúng với cam kết và trách nhiệm của một quốc gia có uy tín với bạn bè quốc tế, góp phần bảo đảm toàn vẹn chủ quyền, an ninh, an toàn hàng không và lợi ích chính đáng của các hãng hàng không Việt Nam.

Việc tham gia Corsia trong giai đoạn tự nguyện cũng cần đặt trong bối cảnh thực tiễn để có sự linh hoạt điều chỉnh phù hợp với chính sách đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện tại, hàng không Việt Nam đã thống nhất và dự kiến tham gia Corsia giai đoạn tự nguyện từ ngày 1/1/2026.

Chủ động nghiên cứu, nắm tình hình về chính sách liên quan tới phát triển bền vững trên thế giới nói chung và của EU nói riêng, Cục Hàng không VN đã nhiều lần trao đổi, họp bàn với các cơ quan, đơn vị liên quan về những khó khăn của các hãng hàng không Việt Nam khi tham gia giai đoạn tự nguyện của Corsia từ 1/1/2026, cũng như việc EU ban hành các chính sách mới về phát triển bền vững để thống nhất đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể với Nhà nước và các bộ, ngành liên quan.

Cục Hàng không cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm đóng góp ý kiến cho Hội nghị ASEAN – EU về nội dung này. Đồng thời, họp với các hãng hàng không Việt Nam và các cơ quan, đơn vị trong ngành để thống nhất phương án đề xuất, kiến nghị, trên cơ sở đó báo cáo Bộ GTVT để Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 5/10/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các Bộ GTVT, Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trong tháng 11/2024.

Tháng 6/2018, ICAO đã thông qua và ban hành Annex 16 Volume 4 về Chương trình giảm và bù đắp carbon đối với các chuyến bay quốc tế (Corsia). Theo Corsia, các quốc gia sẽ phải thực hiện giám sát - báo cáo - thẩm tra (MRV) phát thải CO2 từ các chuyến bay quốc tế hàng năm kể từ năm 2019.
ICAO lấy năm 2019, 2020 là các năm tính đường cơ sở phát thải. Sau đó, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đường cơ sở được sử dụng bằng 85% phát thải của năm 2019.
Việc thực hiện bù đắp carbon theo Corsia được tính từ năm 2021-2035 và được chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn tự nguyện tham gia từ năm 2021-2026, trong đó giai đoạn 2021- 2023 là giai đoạn thí điểm, giai đoạn 2024-2026 là giai đoạn 1. Giai đoạn bắt buộc tham gia (giai đoạn 2) từ năm 2027-2035.
Theo ICAO, tới thời điểm 1/1/2024 ,đã có 126 quốc gia tham gia Corsia tự giai đoạn tự nguyện. Các quốc gia tham gia tự nguyện và có các yêu cầu hỗ trợ sẽ được ưu tiên theo chương trình hỗ trợ, xây dựng năng lực và đào tạo. Việc tham gia giai đoạn tự nguyện Corsia giúp các quốc gia có thể tranh thủ sự hỗ trợ của ICAO và quốc gia thành viên xây dựng năng lực thực hiện, và chuẩn bị cho việc phải thực hiện nghĩa vụ bù đắp carbon sau này
.

Link gốc

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 67
Số người truy cập: 6.170.678
Chung nhan Tin Nhiem Mang