10 ĐIỂM NHẤN LOGISTICS NĂM 2018
09/12/2018 08:44
Năm 2018 tiếp tục là một năm ngành logistics có những bước phát triển mạnh mẽ. Những dấu ấn đó được thể hiện đại diện qua 10 sự kiện nổi bật của logistics Việt Nam năm 2018 được Trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn bình chọn dưới đây:
Vui lòng click vào đường link để xem phóng sự: https://youtu.be/LW1mn72y-RA
NGOÀI RA, ĐỂ TIỆN CHO VIỆC THEO DÕI VÀ TRÍCH DẪN CHÍNH XÁC, QUÝ ĐỘC GIẢ VUI LÒNG THAM KHẢO LỜI BÌNH CỦA PHÓNG SỰ Ở DƯỚI ĐÂY.
1. Hội nghị toàn quốc về logistics
Hội nghị toàn quốc về logistic diễn ra ngày 16 tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chi phí logistics của Việt Nam tương đương với gần 21% tổng sản phẩm trong nước, trong đó chi phí vận tải chiếm tới 60%, so với Trung Quốc chỉ chiếm 19% GDP, Thái Lan khoảng 18%, Nhật Bản khoảng 11%, các nước EU khoảng 10%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nếu chỉ lo sản xuất mà không giảm được phí dịch vụ logistics cả doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ không thể tăng sức cạnh tranh, đồng thời khẳng định Chính phủ đã phát hiện ra vấn đề này và sẽ thúc đẩy giải quyết.
Thủ tướng yêu cầu phải có giải pháp kết nối hiệu quả hạ tầng giao thông, có quy hoạch và sử dụng quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia, các cảng cạn, từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.
Sau Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.
Ngày 9 tháng 11 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong đó có giao các Bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của Ngân hàng Thế giới (WB) và Chỉ số Thuận lợi hóa thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
2. Chỉ số LPI của Việt Nam tăng 25 bậc
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) công bố ngày 24 tháng 7 năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi Ngân hàng Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI kể từ năm 2007 đến nay.
Chỉ số LPI của Việt Nam còn thể hiện sự cải thiện ở tất cả các khía cạnh, từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển quốc tế, khả năng theo dõi và truy xuất cho đến thủ tục hải quan, khả năng giao hàng đúng hạn. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ cho dịch vụ logistics phát triển.
3. Ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng về logistics
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 2 năm 2018, thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định 163 có 3 chương 8 điều, có những thay đổi chính về đối tượng áp dụng, về phân loại dịch vụ logistics, về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Năm 2018, Chính phủ ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng có tác động đến lĩnh vực logistics, trong đó có Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong mã ngành tại Quyết định này, tại Chương H - Vận tải Kho bãi, đã có mã nghành riêng cho logistics là mã 52292.
4. Hạ tầng logistics khu vực Đông Bắc phát triển mạnh
Năm 2018 ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng logistics tại khu vực Đông Bắc đất nước. Sau khi cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đi vào hoạt động, các bến cảng đầu tiên của cảng Nam Đình Vũ và cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đã được khai trương. Bán đảo Đình Vũ trở thành một khu vực lớn tập trung các kho bãi, trung tâm logistics.
Các tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long (bao gồm cả cầu Bạch Đằng), Hạ Long - Vân Đồn hoàn thành rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động nâng cao năng lực khai thác logistics hàng không cho khu vực Đông Bắc.
5. Đẩy mạnh kết nối tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc - Châu Âu
Năm 2018, các cơ quan nhà nước phối hợp với doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực khai thông đường sắt Việt Nam kết nối với Trung Quốc và qua đó đi các nước Châu Âu.
Hiện nay, các chuyến tàu qua Lào Cai và Lạng Sơn đã có thể được khai thác, đưa hàng hóa đến tập kết tại Trùng Khánh (Trung Quốc) và từ đó qua Kazakhstan, Nga, Belarus sang đến các nước Châu Âu.
Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt qua Châu Âu giảm thời gian xuống một nửa so với vận chuyển bằng đường biển, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của ngành đường sắt, tạo thêm cơ hội lựa chọn phương án về logistics cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
6. Logistics cho thương mại điện tử phát triển mạnh
Năm 2018 chứng kiến sự phát triển mạnh của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, với mức tăng 35%/năm và quy mô thị trường dự kiến tăng lên đến 5 tỷ USD năm 2020. Hoạt động logistics cho thương mại điện tử do vậy cũng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Sự cạnh tranh trong logistics cho thương mại điện tử chủ yếu thể hiện ở các khâu giao hàng chặng cuối, cùng với dịch vụ chuyển phát nhanh. Bên cạnh những doanh nghiệp nước ngoài có truyền thống lâu năm trong lĩnh vực này như DHL, TNT, SF Express, tại Việt Nam đã có thêm nhiều doanh nghiệp như Lazada Express, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Kerry Express, Nhất Tín... Số lượng các doanh nghiệp tương tự đang tiếp tục gia tăng cho thấy đây là một xu hướng mạnh mẽ trong thời gian tới.
7. Bùng nổ các giải pháp công nghệ phục vụ logistics
Một trong những điểm yếu của logistics Việt Nam là sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp. Đối với ngành vận tải đường bộ, điều này thể hiện ở tỷ lệ xe chạy rỗng cao.
Cùng với tác động của Cách mạng Công nghiệp và kinh tế chia sẻ, năm 2018 nhiều doanh nghiệp công nghệ đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán trên. Các mô hình của EcoTruck.vn, Logivan.com, Loglag.com cho thấy logistics Việt Nam đang đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ để thay đổi phương thức kinh doanh, đem lại hiệu quả cao hơn từ chính các ngành dịch vụ truyền thống.
8. Tuần lễ Logistics Việt Nam
Tuần lễ Logistics Việt Nam (10-18/11/2018) được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA).
Được tổ chức với mục đích gắn kết giao lưu tìm hiểu lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hội viên, Tuần lễ Logistics bao gồm nhiều hoạt động sẽ như Hội thao giao lưu các doanh nghiệp hội viên hai miền Nam Bắc, Diễn đàn đào tạo nguồn nhân lực Logistics Việt Nam, Hội nghị thường niên VLA 2018, Lễ công bố Sách Trắng về ngành logistics Việt Nam do VLA biên soạn và Lễ trao giải cuộc thi ảnh “ Logistics Việt Nam - Những góc nhìn”.
9. Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2018
Cuộc thi "Tài năng trẻ Logistics Việt Nam" là một trong những hoạt động do Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam chủ trì tổ chức. Đây là lần đầu tiên một cuộc thi về logistics được tổ chức trên quy mô toàn quốc và đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của rất nhiều bạn trẻ.
Vòng thi online của cuộc thi năm 2018 đã thu hút được 349 đội chơi đến từ 28 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Trải qua các vòng thi bán kết, đã có 8 đội xuất sắc nhất được chọn vào vòng thi chung kết tại Hà Nội.
Cuộc thi được đánh giá không chỉ là một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên, mà còn góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với lĩnh vực logistics, thúc đẩy sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao về logistics.
10. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 tổ chức tại Quảng Ninh là Diễn đàn Logistics lần thứ 6, và là lần đầu tiên được tổ chức ở một địa phương ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Diễn đàn do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, thu hút sự quan tâm tham gia của hơn 500 đại biểu từ các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Chủ đề của Diễn đàn tập trung vào việc sử dụng logistics để liên kết các vùng tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển chung của đất nước.
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển dịch vụ logistics. Một số doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng, bản ghi nhớ tại Diễn đàn. Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 cũng được công bố trong dịp này.
Ban biên tập trang tin điện tử logistics.gov.vn
Vui lòng click vào đường link để xem phóng sự: https://youtu.be/LW1mn72y-RA
NGOÀI RA, ĐỂ TIỆN CHO VIỆC THEO DÕI VÀ TRÍCH DẪN CHÍNH XÁC, QUÝ ĐỘC GIẢ VUI LÒNG THAM KHẢO LỜI BÌNH CỦA PHÓNG SỰ Ở DƯỚI ĐÂY.
1. Hội nghị toàn quốc về logistics
Hội nghị toàn quốc về logistic diễn ra ngày 16 tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chi phí logistics của Việt Nam tương đương với gần 21% tổng sản phẩm trong nước, trong đó chi phí vận tải chiếm tới 60%, so với Trung Quốc chỉ chiếm 19% GDP, Thái Lan khoảng 18%, Nhật Bản khoảng 11%, các nước EU khoảng 10%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nếu chỉ lo sản xuất mà không giảm được phí dịch vụ logistics cả doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ không thể tăng sức cạnh tranh, đồng thời khẳng định Chính phủ đã phát hiện ra vấn đề này và sẽ thúc đẩy giải quyết.
Thủ tướng yêu cầu phải có giải pháp kết nối hiệu quả hạ tầng giao thông, có quy hoạch và sử dụng quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cần cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia, các cảng cạn, từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.
Sau Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.
Ngày 9 tháng 11 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong đó có giao các Bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của Ngân hàng Thế giới (WB) và Chỉ số Thuận lợi hóa thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
2. Chỉ số LPI của Việt Nam tăng 25 bậc
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) công bố ngày 24 tháng 7 năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi Ngân hàng Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI kể từ năm 2007 đến nay.
Chỉ số LPI của Việt Nam còn thể hiện sự cải thiện ở tất cả các khía cạnh, từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển quốc tế, khả năng theo dõi và truy xuất cho đến thủ tục hải quan, khả năng giao hàng đúng hạn. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ cho dịch vụ logistics phát triển.
3. Ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng về logistics
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 2 năm 2018, thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định 163 có 3 chương 8 điều, có những thay đổi chính về đối tượng áp dụng, về phân loại dịch vụ logistics, về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Năm 2018, Chính phủ ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng có tác động đến lĩnh vực logistics, trong đó có Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong mã ngành tại Quyết định này, tại Chương H - Vận tải Kho bãi, đã có mã nghành riêng cho logistics là mã 52292.
4. Hạ tầng logistics khu vực Đông Bắc phát triển mạnh
Năm 2018 ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng logistics tại khu vực Đông Bắc đất nước. Sau khi cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đi vào hoạt động, các bến cảng đầu tiên của cảng Nam Đình Vũ và cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đã được khai trương. Bán đảo Đình Vũ trở thành một khu vực lớn tập trung các kho bãi, trung tâm logistics.
Các tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long (bao gồm cả cầu Bạch Đằng), Hạ Long - Vân Đồn hoàn thành rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động nâng cao năng lực khai thác logistics hàng không cho khu vực Đông Bắc.
5. Đẩy mạnh kết nối tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc - Châu Âu
Năm 2018, các cơ quan nhà nước phối hợp với doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực khai thông đường sắt Việt Nam kết nối với Trung Quốc và qua đó đi các nước Châu Âu.
Hiện nay, các chuyến tàu qua Lào Cai và Lạng Sơn đã có thể được khai thác, đưa hàng hóa đến tập kết tại Trùng Khánh (Trung Quốc) và từ đó qua Kazakhstan, Nga, Belarus sang đến các nước Châu Âu.
Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt qua Châu Âu giảm thời gian xuống một nửa so với vận chuyển bằng đường biển, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của ngành đường sắt, tạo thêm cơ hội lựa chọn phương án về logistics cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
6. Logistics cho thương mại điện tử phát triển mạnh
Năm 2018 chứng kiến sự phát triển mạnh của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, với mức tăng 35%/năm và quy mô thị trường dự kiến tăng lên đến 5 tỷ USD năm 2020. Hoạt động logistics cho thương mại điện tử do vậy cũng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Sự cạnh tranh trong logistics cho thương mại điện tử chủ yếu thể hiện ở các khâu giao hàng chặng cuối, cùng với dịch vụ chuyển phát nhanh. Bên cạnh những doanh nghiệp nước ngoài có truyền thống lâu năm trong lĩnh vực này như DHL, TNT, SF Express, tại Việt Nam đã có thêm nhiều doanh nghiệp như Lazada Express, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Kerry Express, Nhất Tín... Số lượng các doanh nghiệp tương tự đang tiếp tục gia tăng cho thấy đây là một xu hướng mạnh mẽ trong thời gian tới.
7. Bùng nổ các giải pháp công nghệ phục vụ logistics
Một trong những điểm yếu của logistics Việt Nam là sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp. Đối với ngành vận tải đường bộ, điều này thể hiện ở tỷ lệ xe chạy rỗng cao.
Cùng với tác động của Cách mạng Công nghiệp và kinh tế chia sẻ, năm 2018 nhiều doanh nghiệp công nghệ đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán trên. Các mô hình của EcoTruck.vn, Logivan.com, Loglag.com cho thấy logistics Việt Nam đang đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ để thay đổi phương thức kinh doanh, đem lại hiệu quả cao hơn từ chính các ngành dịch vụ truyền thống.
8. Tuần lễ Logistics Việt Nam
Tuần lễ Logistics Việt Nam (10-18/11/2018) được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA).
Được tổ chức với mục đích gắn kết giao lưu tìm hiểu lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hội viên, Tuần lễ Logistics bao gồm nhiều hoạt động sẽ như Hội thao giao lưu các doanh nghiệp hội viên hai miền Nam Bắc, Diễn đàn đào tạo nguồn nhân lực Logistics Việt Nam, Hội nghị thường niên VLA 2018, Lễ công bố Sách Trắng về ngành logistics Việt Nam do VLA biên soạn và Lễ trao giải cuộc thi ảnh “ Logistics Việt Nam - Những góc nhìn”.
9. Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2018
Cuộc thi "Tài năng trẻ Logistics Việt Nam" là một trong những hoạt động do Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam chủ trì tổ chức. Đây là lần đầu tiên một cuộc thi về logistics được tổ chức trên quy mô toàn quốc và đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của rất nhiều bạn trẻ.
Vòng thi online của cuộc thi năm 2018 đã thu hút được 349 đội chơi đến từ 28 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Trải qua các vòng thi bán kết, đã có 8 đội xuất sắc nhất được chọn vào vòng thi chung kết tại Hà Nội.
Cuộc thi được đánh giá không chỉ là một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên, mà còn góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với lĩnh vực logistics, thúc đẩy sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao về logistics.
10. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 tổ chức tại Quảng Ninh là Diễn đàn Logistics lần thứ 6, và là lần đầu tiên được tổ chức ở một địa phương ngoài Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Diễn đàn do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, thu hút sự quan tâm tham gia của hơn 500 đại biểu từ các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Chủ đề của Diễn đàn tập trung vào việc sử dụng logistics để liên kết các vùng tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển chung của đất nước.
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển dịch vụ logistics. Một số doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng, bản ghi nhớ tại Diễn đàn. Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 cũng được công bố trong dịp này.
Ban biên tập trang tin điện tử logistics.gov.vn