Cảng Tân Cảng - Cái Mép: Tiềm năng phát triển trung tâm logistics hậu cảng khu vực Cái Mép
13/09/2023 09:30
Với vị thế là cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, thực hiện mục tiêu “Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết; nâng cao chất lượng dịch vụ; kinh doanh hiệu quả”, cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCCT) đã phát triển theo định hướng trở thành trung tâm logistics hậu cảng.
Phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cảng
Theo định hướng phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025, một trong những mục tiêu lớn được tỉnh xác định: phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cảng trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Trong đó, việc phát huy lợi thế của cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải đóng vai trò quan trọng, qua đó hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác phát triển, tạo sự phát triển bền vững, toàn diện, vững chắc cho địa phương, đóng vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng không chỉ của vùng mà của cả đất nước.
Cụm cảng nước sâu Cái Mép -Thị Vải đã đáp ứng được các tiêu chí cơ bản để hình thành cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 tấn và thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở logistics hậu cảng phục vụ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa và tăng cường cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Trung tâm logistics hậu cảng tiềm năng khu vực Cái Mép – Thị Vải
Với vị thế là cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 160.000 DWT, thực hiện mục tiêu “Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết; nâng cao chất lượng dịch vụ; kinh doanh hiệu quả”, cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCCT) đã phát triển theo định hướng trở thành trung tâm logistics hậu cảng, tối ưu năng lực và thế mạnh trong việc tăng cường chiến lược liên minh bền vững với các đối tác lớn như:
Năm 2020 – 2021, hợp tác cùng Tổng công ty Ba Son trong khai thác và tiếp nhận tàu hàng dự án, hàng thiết bị điện gió.
Tháng 3/2022, hợp tác cùng KCTC Việt Nam khai thác Terminal B – Tân Cảng Cái Mép với diện tích 6,8ha kho bãi (nhằm lưu giữ các container hàng nhập khẩu tồn đọng lâu ngày, container tạm chờ xuất nhập tàu và thực hiện các dịch vụ container rỗng, dịch vụ đóng rút hàng hóa, dịch vụ kiểm hóa,... mở rộng dung lượng bãi hàng, chia sẻ và hạn chế nguy cơ kẹt cảng, bảo đảm năng suất giải phóng tàu, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng).
Bên cạnh các dịch vụ khai thác tàu hàng container, TCCT còn khẳng định năng lực vượt trội, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ logistics trọn khâu cho các dự án siêu trường siêu trọng, dự án điện gió quy mô lớn, phục vụ các dự án năng lượng tại khu vực trọng điểm phía Nam; đồng thời là cảng đích tại Việt Nam của nhiều tàu khách du lịch quốc tế (thành công tiếp nhận 3 chuyến tàu du lịch quốc tế trong năm 2023, trong đó có siêu tàu du lịch top 10 thế giới.
Trong bối cảnh các cảng nước sâu tại khu vực Thị Vải - Cái Mép thu hút ngày càng nhiều tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp Mỹ và châu Âu, với những lợi thế vượt trội cùng chiến lược hợp tác và liên doanh, liên kết bền vững của TCCT sẽ hướng đến việc phát triển thành trung tâm logistics hậu cảng trọng điểm tại khu vực phía Nam TPHCM, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng, hãng tàu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Link gốc
Phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cảng
Theo định hướng phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025, một trong những mục tiêu lớn được tỉnh xác định: phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cảng trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Trong đó, việc phát huy lợi thế của cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải đóng vai trò quan trọng, qua đó hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác phát triển, tạo sự phát triển bền vững, toàn diện, vững chắc cho địa phương, đóng vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng không chỉ của vùng mà của cả đất nước.
Cụm cảng nước sâu Cái Mép -Thị Vải đã đáp ứng được các tiêu chí cơ bản để hình thành cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 tấn và thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở logistics hậu cảng phục vụ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa và tăng cường cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Trung tâm logistics hậu cảng tiềm năng khu vực Cái Mép – Thị Vải
Với vị thế là cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 160.000 DWT, thực hiện mục tiêu “Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết; nâng cao chất lượng dịch vụ; kinh doanh hiệu quả”, cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCCT) đã phát triển theo định hướng trở thành trung tâm logistics hậu cảng, tối ưu năng lực và thế mạnh trong việc tăng cường chiến lược liên minh bền vững với các đối tác lớn như:
Năm 2020 – 2021, hợp tác cùng Tổng công ty Ba Son trong khai thác và tiếp nhận tàu hàng dự án, hàng thiết bị điện gió.
Tháng 3/2022, hợp tác cùng KCTC Việt Nam khai thác Terminal B – Tân Cảng Cái Mép với diện tích 6,8ha kho bãi (nhằm lưu giữ các container hàng nhập khẩu tồn đọng lâu ngày, container tạm chờ xuất nhập tàu và thực hiện các dịch vụ container rỗng, dịch vụ đóng rút hàng hóa, dịch vụ kiểm hóa,... mở rộng dung lượng bãi hàng, chia sẻ và hạn chế nguy cơ kẹt cảng, bảo đảm năng suất giải phóng tàu, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng).
Bên cạnh các dịch vụ khai thác tàu hàng container, TCCT còn khẳng định năng lực vượt trội, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ logistics trọn khâu cho các dự án siêu trường siêu trọng, dự án điện gió quy mô lớn, phục vụ các dự án năng lượng tại khu vực trọng điểm phía Nam; đồng thời là cảng đích tại Việt Nam của nhiều tàu khách du lịch quốc tế (thành công tiếp nhận 3 chuyến tàu du lịch quốc tế trong năm 2023, trong đó có siêu tàu du lịch top 10 thế giới.
Trong bối cảnh các cảng nước sâu tại khu vực Thị Vải - Cái Mép thu hút ngày càng nhiều tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp Mỹ và châu Âu, với những lợi thế vượt trội cùng chiến lược hợp tác và liên doanh, liên kết bền vững của TCCT sẽ hướng đến việc phát triển thành trung tâm logistics hậu cảng trọng điểm tại khu vực phía Nam TPHCM, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng, hãng tàu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Link gốc
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY