Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2024
Vietnamese English

Cần sự phối hợp giám sát hàng vận chuyển độc lập bằng đường sắt

06/08/2024 07:52

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------

Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, việc giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa độc lập bằng đường sắt trên tuyến Yên Viên - Đồng Đăng đã phát sinh nhiều khó khăn, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan.

Thời gian vận chuyển kéo dài

Qua kiểm tra, rà soát, Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng (gọi tắt là Hải quan Đồng Đăng), Cục Hải quan Lạng Sơn nhận thấy, thời gian qua, có rất nhiều tờ khai vận chuyển độc lập (VCĐL) đăng ký mở tại Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên (gọi tắt là Hải quan Yên Viên), Cục Hải quan Hà Nội đã quá thời gian vận chuyển cho phép đối với quãng đường từ ga Yên Viên đến ga Đồng Đăng.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trạm trưởng Trạm vận tải đường sắt Đồng Đăng cho biết, khi khách hàng hoàn thành các thủ tục hải quan XK hàng hóa tại Hải quan Yên Viên thì cơ quan Hải quan mới tiến hành xác lập và bàn giao cho khách hàng Biên bản bàn giao hàng hóa XK vận chuyển đến ga liên vận biên giới để khách hàng giao lại cho phía đường sắt gửi kèm theo vận đơn toa hàng. Khi Trạm vận tải đường sắt Yên Viên tiếp nhận được Biên bản cùng đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến toa hàng XK thì việc tác nghiệp nhận chở hàng hóa của đường sắt chính thức được xác lập. Kể từ thời điểm đó, phía đường sắt có nghĩa vụ tổ chức vận chuyển và báo tin hàng đến Ga Đồng Đăng cho khách hàng theo quy định về kỳ hạn vận chuyển được nêu tại Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT ngày 2/5/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị, về lâu dài cấp có thẩm quyền khi sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC bổ sung quy định rõ ngày dự kiến kết thúc vận chuyển đối với hàng hóa VCĐL bằng đường sắt là 3 ngày với khoảng cách dưới 500km để phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thắng, do đặc thù riêng của phương thức tổ chức vận tải bằng đường sắt nên trong thực tế đã xảy ra hiện tượng toa hàng đã được hoàn thành thủ tục nhận chở tại ga xếp hàng song việc tổ chức kéo toa đến ga đích bị chậm hơn so với thời gian dự kiến.

Về nguyên nhân, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, có 2 trường hợp dẫn đến khó khăn trên là trường hợp chưa đủ hàng để tổ chức lập tàu và thừa hàng lập tàu. Theo quy định của ngành đường sắt, tổng số toa hàng cần được kéo đi không đủ số tấn hàng và chiều dài để lập thành đoàn tàu, do đó, trường hợp này các toa hàng sẽ tiếp tục được tập kết tại ga xếp hàng, chờ đến khi gom đủ số lượng tương ứng với số tấn hàng và chiều dài đoàn tàu thì công tác lập tàu để kéo toa đi mới được tiến hành.

Dù nhiều toa hàng cùng cần được kéo đi nhưng khi tính toán để lập thành đoàn tàu bị thừa chiều dài và số tấn nên sẽ có toa hàng bị cắt lại, chờ được lập vào đoàn tàu khác. Trong khi đó, tại ga dọc đường, mặc dù cùng nằm trên cùng một tuyến đường vận chuyển từ ga xếp hàng đến ga đích nhưng chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt mỗi khu, đoạn lại không đồng đều nhau, chiều dài đường sắt tại mỗi ga cũng không đồng nhất, dẫn đến quy định về chiều dài và số tấn cho phép vận chuyển của đoàn tàu tại các khu, đoạn cũng sẽ khác nhau. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc việc các toa hàng cùng được lập vào đoàn tàu để kéo đi từ ga xuất phát nhưng sẽ không được kéo đến ga đích trong cùng một mốc thời gian vì có toa bị cắt lại tại ga dọc đường để đảm bảo chiều dài và số tấn cho đoàn tàu được phép tiếp tục chạy trên các khi còn lại trên hành trình đến ga đích.

Ví dụ, tải trọng kéo theo của đoàn tàu quãng đường từ Ga Yên Viên đến Ga Đồng Đăng là 1.450 tấn, tuy nhiên quãng đường từ Ga Đồng Mỏ đến Ga Đồng Đăng có địa hình đèo dốc nên tải trọng kéo theo chỉ đạt 1.050 tấn.

Ông Mỗ Quang Đại, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng cho biết, tại chỉ tiêu 7.17 phụ lục II Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: “Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển khai báo phải trùng hoặc sau (>=) dự kiến bắt đầu vận chuyển. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 1 ngày đối với quãng đường dưới 500km và không quá 3 ngày đối với quãng đường từ 500km trở lên...”.

Theo ông Mỗ Quang Đại, hiện chưa có quy định về ngày dự kiến kết thúc vận chuyển đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt. Bởi trên thực tế, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Ga Yên Viên đến Ga Đồng Đăng và ngược lại đối với 1 toa xe là từ 1-3 ngày (chưa tính thời gian những toa xe bị cắt lại ga lập xếp hàng và ga dọc đường do thừa chiều dài hoặc số tấn).

Cần phối hợp chặt chẽ để tránh gian lận

Từ những khó khăn phát sinh, ông Nguyễn Văn Thắng đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét áp dụng thời gian vận chuyển bằng đường sắt đối với hàng hóa VCĐL được thực hiện theo kỳ hạn vận chuyển hàng hóa đã được quy định tại Điều 31 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh VTĐS Đông Anh thuộc Công ty CP VTĐS Hà Nội, việc vận chuyển hàng hóa từ Ga Yên Viên đến Ga Đồng Đăng bị chậm đã phát sinh nhiều chi phí lưu bãi cho DN.

Do vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất, cơ quan chức năng có thẩm quyền hỗ trợ để DN thuận lợi trong việc tổ chức vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt từ Việt Nam đi Trung Quốc và ngược lại theo Nghị định thư Đường sắt biên giới Việt - Trung, cũng như hàng hóa quá cảnh từ Việt Nam sang Trung Quốc sau đó đi nước thứ 3 đáp ứng các theo kết luận của Hội nghị Tổ chức hợp tác đường sắt quốc tế (OSJD) về thỏa thuận khối lượng chuyên chở hàng hóa liên vận quốc tế năm 2024.

Để tháo gỡ khó khăn cho DN XNK, vận tải bằng tuyến đường sắt, Cục Hải quan Lạng Sơn đề xuất, đối với chỉ tiêu ngày dự kiến kết thúc vận chuyển tuyến đường sắt, áp dụng thời gian vận chuyển hàng hóa đối với loại hình VCĐL từ Ga Yên Viên đến Ga Đồng Đăng và ngược lại không quá 3 ngày. Giao Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng và Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên có trách nhiệm phối hợp theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vận chuyển hàng hóa không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.

Link gốc

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(7) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 11
Số người truy cập: 5.288.399
Chung nhan Tin Nhiem Mang