Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí
Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 đã giảm được trung bình 23% chi phí logistics so với phương pháp truyền thống. Thời gian xử lý đơn hàng giảm trung bình 35% nhờ tự động hóa.
Bộ Công Thương đã phát hành Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam, với nhiều điểm sáng. Trong đó, logistics xanh và bền vững đang trở thành xu hướng quan trọng tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 1/2024, có 53% doanh nghiệp logistics vừa và lớn đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vận tải và kho bãi; 38% doanh nghiệp đã đầu tư vào phương tiện vận tải sử dụng năng lượng sạch (điện, khí tự nhiên). Lượng phát thải CO2 từ hoạt động logistics giảm 12% so với năm 2020.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) năm 2023, 65% khách hàng doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics có chứng nhận môi trường; 47% doanh nghiệp logistics đã áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý môi trường.
Công nghệ 4.0 được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quản lý logistics tại Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
Theo đó, 68% doanh nghiệp logistics vừa và lớn đã ứng dụng IoT trong quản lý kho và vận tải; 52% doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp Big Data và AI trong dự báo nhu cầu và tối ưu hóa tuyến đường; 35% đã thử nghiệm công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc và quản lý chuỗi cung ứng.
Kết quả ứng dụng cho thấy, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 đã giảm được trung bình 23% chi phí logistics so với phương pháp truyền thống. Thời gian xử lý đơn hàng giảm trung bình 35% nhờ tự động hóa.
Để tận dụng tối đa lợi ích từ logistics, doanh nghiệp sản xuất và thương mại cần tập trung vào các giải pháp, như:
- Đẩy mạnh đầu tư công nghệ. Theo số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) 61% doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng công nghệ số trong hoạt động logistics.
- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Doanh nghiệp cần chú trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, IoT và Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng để tăng cường khả năng dự báo, tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và nâng cao tính minh bạch trong toàn bộ quy trình.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Hiệp hội VLA, hiện chỉ có khoảng 24% nhân lực logistics được đào tạo chuyên ngành. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân viên. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đào tạo bài bản, kết hợp giữa đào tạo nội bộ và hợp tác với các cơ sở giáo dục chuyên ngành.
Tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp
Logistics trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại là quá trình quản lý hiệu quả dòng chảy và lưu trữ của hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chi phí hoạt động.
Logistics đóng vai trò then chốt trong tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và thương mại.
Qua khảo sát của Bộ Công Thương đối với 241 doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cả ba khía cạnh logistics đều được xem là rất quan trọng, với điểm trung bình trên 4/5.
Trong đó, logistics đầu ra được đánh giá cao nhất (4,43), tiếp theo là logistics đầu vào (4,41), và cuối cùng là logistics ngược (4,27).
Đáng chú ý, rất ít doanh nghiệp cho rằng logistics không quan trọng hoặc ít quan trọng. Phần lớn đánh giá logistics là quan trọng hoặc rất quan trọng, đặc biệt là đối với logistics đầu vào và đầu ra.
Kết quả này phản ánh nhận thức ngày càng cao của doanh nghiệp về tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
Các hoạt động logistics chính trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại bao gồm một loạt quy trình và chức năng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các hoạt động này bao gồm quản lý đơn hàng; quản lý kho hàng; quản lý vận tải, quản lý chuỗi…
THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH HÀNG, LOGISTICS
(1) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, dịch vụ vận tải, ga, cảng, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(3) Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY
(4) Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY
(5) Phân tích các lợi thế và định hướng phát triển ngành giao nhận, chuyển phát nhanh của Trung Quốc năm 2024, kinh nghiệm và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY