Doanh nghiệp đối mặt với quý II vô cùng khó
25/04/2023 09:04
Các dự báo lúc này đều chưa đưa ra được thị trường sẽ còn trầm lắng trong bao lâu, đồng nghĩa, các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với quý II/2023 vô cùng khó khăn.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chia sẻ như vậy khi đánh giá về tình hình thị trường dệt may toàn cầu trong quý II/2023.
Theo ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Vinatex, thị trường tháng 3 đã có những thay đổi so với tháng 2 theo hướng kém tích cực. Tồn kho của các hãng vẫn ở mức cao, doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận giảm sâu, những thách thức kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục làm giảm tâm lý người tiêu dùng.
Có thể nhận thấy rõ điều này khi nhìn vào doanh thu bán lẻ hàng may mặc ở Mỹ suy giảm trong 3 tháng đầu năm và chưa thấy dấu hiệu phục hồi trong các tháng
tiếp theo.
Thị trường nhập khẩu nhiều hàng dệt may Việt Nam từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều sụt giảm, khiến kim ngạch xuất khẩu giảm cả tỷ USD.
Quý I/2023, xuất khẩu hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ, xơ sợi còn giảm mạnh hơn, tới 33,9%, tụt xuống mốc dưới 1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD.
Với các dữ liệu về thị trường không mấy tích cực (sức mua trầm lắng, giá giảm, tồn kho của các nhãn hàng tăng cao), trong khi các dự báo đều chưa đưa ra được thị trường sẽ còn trầm lắng trong bao lâu, Tổng giám đốc Vinatex, ông Cao Hữu Hiếu khẳng định: "Chúng ta đang phải đối mặt với quí II vô cùng khó khăn".
Giải pháp được các nhà sản xuất hàng dệt may thực hiện trong bối cảnh sức mua thị trường sụt giảm là tiếp tục làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm các khách hàng mới. Trong đó, bộ phận nghiên cứu thị trường, kế hoạch thuộc Vinatex liên tục cập nhật, thông tin kịp thời về diễn biến thị trường để các doanh nghiệp trong Tập đoàn có cơ sở trong việc đàm phán với khách hàng và tổ chức kế hoạch sản xuất. Cùng đó, các doanh nghiệp cần có sự chia sẻ, tạo sự liên kết về đơn hàng, nguyên phụ liệu, thiết bị, giá và tăng cường sử dụng trong chuỗi để tối đa hóa tiêu thụ.
"Quản trị sản xuất hiệu quả để nâng cao năng suất, ổn định và nâng chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi phí không cần thiết trong sản xuất, có giải pháp, sắp xếp điều hành sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ có hiệu quả”, ông Hiếu lưu ý các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
Dự báo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước quý II, trong báo cáo mới nhất, Bộ Công Thương cho biết, kinh tế toàn cầu vẫn đang ở giai đoạn khó khăn, hồi phục chậm, tổng cầu giảm; lạm phát và lãi suất vẫn duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng tiếp tục giảm tại các quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Âu - châu Mỹ.
Tại các thị trường xuất khẩu chính yếu của Việt Nam ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, dựng lên những tiêu chuẩn mới, hàng rào kỹ thuật mới, buộc các doanh nghiệp sản xuất phải cập nhật, thích ứng để thỏa mãn yêu cầu thị trường, duy trì đơn hàng xuất khẩu.
Với vai trò quản lý về xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đang triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành hàng mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; hướng đến các thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu…Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do.
Link gốc Báo Đầu tư
TRONG BỐI CẢNH NHIỀU KHÓ KHĂN, SẼ CÓ NHỮNG DOANH NGHIỆP PHẢI "RỜI CUỘC CHƠI" VÀ NHỮNG DOANH NGHIỆP TIẾP TỤC TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN. ĐIỀU NÀY PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO NĂNG LỰC, BÍ KÍP QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH. ĐỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ QUẢN TRỊ VỐN DOANH NGHIỆP, VUI LÒNG THAM KHẢO TÀI LIỆU
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chia sẻ như vậy khi đánh giá về tình hình thị trường dệt may toàn cầu trong quý II/2023.
Theo ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Vinatex, thị trường tháng 3 đã có những thay đổi so với tháng 2 theo hướng kém tích cực. Tồn kho của các hãng vẫn ở mức cao, doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận giảm sâu, những thách thức kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục làm giảm tâm lý người tiêu dùng.
Có thể nhận thấy rõ điều này khi nhìn vào doanh thu bán lẻ hàng may mặc ở Mỹ suy giảm trong 3 tháng đầu năm và chưa thấy dấu hiệu phục hồi trong các tháng
tiếp theo.
Thị trường nhập khẩu nhiều hàng dệt may Việt Nam từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều sụt giảm, khiến kim ngạch xuất khẩu giảm cả tỷ USD.
Quý I/2023, xuất khẩu hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ, xơ sợi còn giảm mạnh hơn, tới 33,9%, tụt xuống mốc dưới 1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD.
Với các dữ liệu về thị trường không mấy tích cực (sức mua trầm lắng, giá giảm, tồn kho của các nhãn hàng tăng cao), trong khi các dự báo đều chưa đưa ra được thị trường sẽ còn trầm lắng trong bao lâu, Tổng giám đốc Vinatex, ông Cao Hữu Hiếu khẳng định: "Chúng ta đang phải đối mặt với quí II vô cùng khó khăn".
Giải pháp được các nhà sản xuất hàng dệt may thực hiện trong bối cảnh sức mua thị trường sụt giảm là tiếp tục làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm các khách hàng mới. Trong đó, bộ phận nghiên cứu thị trường, kế hoạch thuộc Vinatex liên tục cập nhật, thông tin kịp thời về diễn biến thị trường để các doanh nghiệp trong Tập đoàn có cơ sở trong việc đàm phán với khách hàng và tổ chức kế hoạch sản xuất. Cùng đó, các doanh nghiệp cần có sự chia sẻ, tạo sự liên kết về đơn hàng, nguyên phụ liệu, thiết bị, giá và tăng cường sử dụng trong chuỗi để tối đa hóa tiêu thụ.
"Quản trị sản xuất hiệu quả để nâng cao năng suất, ổn định và nâng chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi phí không cần thiết trong sản xuất, có giải pháp, sắp xếp điều hành sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ có hiệu quả”, ông Hiếu lưu ý các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
Dự báo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước quý II, trong báo cáo mới nhất, Bộ Công Thương cho biết, kinh tế toàn cầu vẫn đang ở giai đoạn khó khăn, hồi phục chậm, tổng cầu giảm; lạm phát và lãi suất vẫn duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng tiếp tục giảm tại các quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Âu - châu Mỹ.
Tại các thị trường xuất khẩu chính yếu của Việt Nam ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, dựng lên những tiêu chuẩn mới, hàng rào kỹ thuật mới, buộc các doanh nghiệp sản xuất phải cập nhật, thích ứng để thỏa mãn yêu cầu thị trường, duy trì đơn hàng xuất khẩu.
Với vai trò quản lý về xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đang triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành hàng mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; hướng đến các thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu…Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do.
Link gốc Báo Đầu tư
TRONG BỐI CẢNH NHIỀU KHÓ KHĂN, SẼ CÓ NHỮNG DOANH NGHIỆP PHẢI "RỜI CUỘC CHƠI" VÀ NHỮNG DOANH NGHIỆP TIẾP TỤC TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN. ĐIỀU NÀY PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO NĂNG LỰC, BÍ KÍP QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH. ĐỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ QUẢN TRỊ VỐN DOANH NGHIỆP, VUI LÒNG THAM KHẢO TÀI LIỆU
ĐỂ CẬP NHẬT CHUỖI SỐ LIỆU VÀ CÁC PHÂN TÍCH VỀ NGÀNH DỆT MAY, VUI LÒNG THAM KHẢO TÀI LIỆU