Doanh nghiệp logistics gặp khó khăn, cần nhận diện và biết cách thích ứng với các rủi ro và thách thức mới
06/06/2023 13:43
Số liệu thống kê cho thấy trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm ở mức 2 con số so với cùng kỳ năm 2022, cả số vốn đăng ký mới và số lao động cùng sụt giảm. Trong khi đó, số doanh nghiệp tam ngừng hoạt động hoặc giải thể lại gia tăng.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, thiếu đơn hàng xuất khẩu, hoạt động xuất, nhập khẩu sụt giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
Trước tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp logistics, việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng cần sớm nhận diện và biết cách thích ứng với các thách thức mới.
Ví dụ: Rủi ro trong hợp tác và phụ thuộc giữa các đối tác
Căng thẳng địa chính trị đã chứng kiến các quốc gia hướng nội và trở nên cẩn trọng hơn trong việc hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau. Khi nói đến chuỗi cung ứng, sự thận trọng này là hợp lý, vì nếu căng thẳng leo thang, các nguyên vật liệu thiết yếu có thể không tiếp cận được hoặc các tuyến thương mại chính có thể bị đóng cửa. Do đó, chính phủ và các nhà lãnh đạo ngành đang có thể quan tâm hơn đến nguồn cung trong nước, đặc biệt đối với nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất. Tóm lại, họ đang tìm cách xây dựng các mối quan hệ “Thân thiện” (friendshoring)- liên kết thương mại với các quốc gia có cùng chí hướng và rất có thể gần gũi về mặt địa lý ('nearshoring'), nơi nguồn cung cấp hàng hóa có thể sẽ an toàn hơn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối tác ở cấp doanh nghiệp.
Hơn 60% số doanh nghiệp được công ty tư vấn KPMG khảo sát trong năm 2023 dự đoán rằng bất ổn địa chính trị có thể có tác động bất lợi đến chuỗi cung ứng của họ trong 3 năm tới.
Hộp: Một số khuyến nghị đối với quản trị chuỗi cung ứng để ứng phó với các rủi ro về xung đột địa chính trị trong năm 2023:
Bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, thiếu đơn hàng xuất khẩu, hoạt động xuất, nhập khẩu sụt giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
Trước tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp logistics, việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng cần sớm nhận diện và biết cách thích ứng với các thách thức mới.
Ví dụ: Rủi ro trong hợp tác và phụ thuộc giữa các đối tác
Căng thẳng địa chính trị đã chứng kiến các quốc gia hướng nội và trở nên cẩn trọng hơn trong việc hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau. Khi nói đến chuỗi cung ứng, sự thận trọng này là hợp lý, vì nếu căng thẳng leo thang, các nguyên vật liệu thiết yếu có thể không tiếp cận được hoặc các tuyến thương mại chính có thể bị đóng cửa. Do đó, chính phủ và các nhà lãnh đạo ngành đang có thể quan tâm hơn đến nguồn cung trong nước, đặc biệt đối với nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất. Tóm lại, họ đang tìm cách xây dựng các mối quan hệ “Thân thiện” (friendshoring)- liên kết thương mại với các quốc gia có cùng chí hướng và rất có thể gần gũi về mặt địa lý ('nearshoring'), nơi nguồn cung cấp hàng hóa có thể sẽ an toàn hơn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối tác ở cấp doanh nghiệp.
Hơn 60% số doanh nghiệp được công ty tư vấn KPMG khảo sát trong năm 2023 dự đoán rằng bất ổn địa chính trị có thể có tác động bất lợi đến chuỗi cung ứng của họ trong 3 năm tới.
Hộp: Một số khuyến nghị đối với quản trị chuỗi cung ứng để ứng phó với các rủi ro về xung đột địa chính trị trong năm 2023:
Lập mô hình các kịch bản về tác động của căng thẳng địa chính trị đối với chuỗi cung ứng của DN.
Xem xét cách DN có thể tận dụng cơ chế “lập đối tác liên minh thân thiện” (friendshoring) hoặc hỗ trợ ở “cự ly gần” (nearshoring) để tạo ra một mạng lưới cung ứng an toàn hơn. Có phương án rõ ràng về những gì sẽ xảy ra nếu DN không thể truy cập vào nguồn tài nguyên thiết yếu cho sản xuất của mình khi xảy ra xung đột địa chính trị. + DN sẽ cần phải định dạng lại sản phẩm hay quy trình sản xuất? + Điều này có được sự chấp thuận của khách hàng hay không và có tác động chi phí như thế nào đối với việc tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp hoặc thị trường mới ? Nhận biết và có kế hoạch ứng phó với tác động của chiến lược “friendshoring” hoặc “nearshoring” đối với thời gian giao hàng và tốc độ tiếp cận thị trường; Tăng sự nhạy bén, giảm thời gian để hoàn thành công việc và giảm vốn lưu động. |
XEM THÊM VỀ CÁC NHÓM RỦI RO, THÁCH THỨC MỚI VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VÀ DOANH NGHIỆP CHỦ HÀNG TẠI ĐÂY.
- Phân tích và nhận diện các nhóm rủi ro lớn trong chuỗi cung ứng năm 2023 và tiếp sau đó.
- Một số khuyến nghị đối với quản trị chuỗi cung ứng để ứng phó với các rủi ro về xung đột địa chính trị trong năm 2023:
- Một số khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng trong chuỗi cung ứng
- Ứng phó với rủi ro tiếp cận nguồn nguyên liệu và thiết bị
- Thích ứng với thay đổi về cấu trúc-sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới
- Các bước chính để quản lý tốt hơn các khu phức hợp bán lẻ và phân phối vào năm 2023
- Các hành động chính cần thực hiện để bắt nhịp sự phát triển của công nghệ trong logistics trong năm 2023