Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 7 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Hàng Việt trước “cơn lốc” thương mại điện tử xuyên biên giới

27/11/2024 08:10

Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY

Phân tích các lợi thế và định hướng phát triển ngành giao nhận, chuyển phát nhanh của Trung Quốc năm 2024, kinh nghiệm và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

------------

Để có thể cạnh tranh với hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới vào Việt Nam, chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị bên cạnh nâng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cần tháo gỡ điểm nghẽn trong vận chuyển, giao hàng.

Cạnh tranh gay gắt

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, bán buôn, bán lẻ trên internet ghi nhận đà tăng trưởng mạnh, 1 người tiêu dùng Việt Nam bình quân mua hàng trực tuyến 4 lần/ tháng. Việt Nam là một thị trường tiềm năng với hơn 100 triệu dân, lại nằm cạnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN; quy mô thị trường năm 2023 đứng thứ 3 Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.

Song, ông Tuấn cũng cho rằng, bán buôn, bán lẻ cũng đối diện với các nguy cơ và thách thức như các cửa hàng truyền thống sẽ không thể tồn tại do khả năng cạnh tranh thấp, tiếp cận thị trường hạn chế; không cạnh tranh được với các địa phương khác hay các nước xung quanh; an ninh hàng hóa, an ninh tài chính gặp nhiều rủi ro từ TMĐT xuyên biên giới. Trong đó, ông Tuấn cũng chỉ ra thách thức lớn nhất là các nhà bán lẻ truyền thống thiếu nền tảng công nghệ, kết nối người bán và người mua (B2B) tại Việt Nam với các đối tác trên toàn cầu. Cùng với đó, thiếu hạ tầng logistics, nền tảng thanh toán đồng bộ, thúc đẩy hoạt động TMĐT xuyên biên giới.

Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết, vấn đề nguồn lực, công nghệ và chi phí là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN), HTX, người nông dân khi đưa hàng Việt lên sàn TMĐT, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới.

Chia sẻ về những khó khăn, thách thức này, ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Trung tâm kết nối xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên cho rằng, hiện nguồn nhân lực, năng lực của DN vừa và nhỏ, HTX chưa được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin, thực tiễn ứng dụng còn hạn chế, không có nguồn lực để thuê các kỹ sư về vận hành, thuê maketing để đưa sản phẩm lên sàn TMĐT.

Về nguồn vốn, ông Toàn cho biết, vốn tự có của DN hạn chế, trong đó dành nguồn lực để sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu ra các sản phẩm mới nên việc đầu tư cho chuyển đổi số là cả một thách thức. Cùng với đó, logicstics cũng là vấn đề đáng e ngại, bởi khoảng cách vị trí, địa lý quá xa, đi lại khó khăn nên việc đưa được các sản phẩm từ vùng sâu, vùng xa bán trên sàn TMĐT cũng đang là bài toán nan giải đối với DN.

“Để đưa được sản phẩm lên sàn TMĐT và xuất khẩu qua sàn TMĐT xuyên biên giới là cả quá trình cầm tay chỉ việc đối với các hộ, DN sản xuất, song để bán hàng thành công và duy trì gian hàng cần sự hỗ trợ của các đơn vị cùng đồng hành”, ông Toàn nói.

Sự thành công là sự chủ động

“Cơn lốc” hàng hóa giá rẻ qua các sàn TMĐT xuyên biên giới như Temu, Shein, Taobao… với lợi thế cạnh tranh về giá cả, mẫu mã và vận chuyển làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các DN nội địa. Để cạnh tranh trên thị trường, các chuyên gia cho rằng, tốc độ và chi phí là 2 yếu tố then chốt trong lĩnh vực logistics.

Mặc dù các DN trong nước đã đáp ứng tốt nhu cầu nội địa, nhưng để mở rộng ra khu vực và quốc tế, cần cải tiến quy trình vận hành và ứng dụng công nghệ. Do đó, Việt Nam cần xây dựng các hệ thống logistics liên kết chặt chẽ hơn. Điều này không chỉ hỗ trợ TMĐT nội địa mà còn giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Về vấn đề hỗ trợ người dân chuyển đổi số và đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, ông Nguyễn Thế Anh, Giám đốc Kinh doanh phân phối, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) cho rằng, phân phối, vận chuyển là yếu tố quan trọng trong TMĐT, song, vấn đề logistics vẫn là điểm yếu khiến các DN Việt gặp khó khăn, không chỉ trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài mà còn ngay trên thị trường nội địa.

“Rào càn rất lớn nhất hiện nay là cầm tay chỉ việc hướng dẫn cho người dân, song cần phải duy trì và đồng hành với người dân thì mới thành công được. Trên thực tế, người dân cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, duy trì mô hình sản xuất, bán hàng cũng cần kỹ năng học hỏi liên tục thì sự phối hợp, tập huấn, hướng dẫn mới thành công và phát triển bền vững được”, ông Nguyễn Thế Anh nói.

Ông Trần Đình Toản, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn OSB (đại lý Alibaba tại Việt Nam) cho rằng, để thành công trên TMĐT và các sàn TMĐT xuyên biên giới DN phải xác định TMĐT bản chất là một kênh để bán hàng, nên cần phải thể hiện tốt trên gian hàng của mình và có chiến lược cụ thể. Hiện đã hết thời TMĐT đưa gian hàng lên rồi ngồi chờ người mua sẽ đến, mà mình phải tích cực chủ động, điều đó sẽ xác định được sự thành công của DN. DN phải chủ động và tích cực hơn trên TMĐT. Ai chủ động, tiếp cận thì sẽ chào hàng với người mua tốt hơn. Người bán hàng cũng cần thay đổi tư duy, hiện “không còn có tình trạng cá lớn nuốt cá bé mà con cá nào thích nghi hơn thì con cá đó sẽ thành công. Sự thành công hiện giờ trên TMĐT chính là sự chủ động của DN”, ông Toản nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, quy mô thị trường bán buôn, bán lẻ Việt Nam không nhỏ, tiềm năng và dư địa cho phát triển TMĐT rất lớn; trong khi đặc tính của TMĐT là không có ranh giới, do đó nếu các địa phương, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ không chuyển đổi sẽ có nguy cơ bị mất thị trường.

Link gốc

THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH HÀNG, LOGISTICS

(1) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, dịch vụ vận tải, ga, cảng, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 

(4) Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Phân tích các lợi thế và định hướng phát triển ngành giao nhận, chuyển phát nhanh của Trung Quốc năm 2024, kinh nghiệm và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 4
Số người truy cập: 6.301.879
Chung nhan Tin Nhiem Mang