Thêm lựa chọn ưu đãi xuất khẩu hàng hóa sang Anh
10/04/2023 14:35
Một số mặt hàng xuất khẩu sang Anh của các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam, sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi khi nước này gia nhập CPTPP.
Thêm ưu đãi cho hàng xuất khẩu
Vương quốc Anh đã hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP, dự kiến ký kết trong 2023 và phê chuẩn tại các quốc gia thành viên trong năm 2024.
Với 11 quốc gia thành viên, quy mô GDP chiếm 13,5% thương mại toàn cầu, việc Anh gia nhập hiệp định thương mại tự do (FTA) này, GDP của khối sẽ tăng lên gần 16%. Một điều chắc chắn là, CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
CPTPP là FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, cho tới các vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước...
CPTTP là hiệp định có tính mở, khi có nước khác tham gia sẽ mở thêm thị trường, nên lợi ích với Việt Nam cũng tăng lên.
Việt Nam đã có FTA song phương với Anh từ đầu năm 2021. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), có hiệu lực từ tháng 1/2021, đã tạo ra cú hích đáng kể cho thương mại hàng hóa, nhất là đối với hàng xuất khẩu. Với cú hích UKVFTA, thương mại song phương đạt gần 6,6 tỷ USD năm 2021, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 16,4%; nhập khẩu từ Anh đạt 849 triệu USD, tăng 23,6%.
Đối với Việt Nam, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ bổ sung cho Hiệp định Thương mại tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA) hiện có và nâng cấp mối quan hệ song phương của hai nước với các mức thuế ưu đãi bổ sung.
Việc gỡ bỏ các rào cản thương mại sẽ hỗ trợ an ninh kinh tế chung giữa 2 nước, khi cùng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của nhau và đa dạng hóa hoạt động thương mại, từ đó cơ hội sẽ lớn hơn với doanh nghiệp 2 nước.
- Bà Kemi Badenoch, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh và Thương mại Vương quốc Anh
Kết thúc năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Anh đạt 6,06 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2021.
Kết quả tăng trưởng xuất khẩu sang Anh cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế của người đi trước khi là quốc gia đầu tiên trong ASEAN có FTA song phương với Anh để thúc đẩy xuất khẩu.
Liên quan các cam kết giảm thuế cụ thể của Anh đối với Việt Nam trong CPTPP, ông Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam, chia sẻ: “Các doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp cận thị trường Anh rất tốt và những cam kết giảm thuế của Anh trong khuôn khổ CPTPP sẽ còn tốt hơn nữa".
Nông, thủy sản, trong đó có rau quả, cà phê, hạt điều, thủy sản, cho tới hàng dệt may, giày dép - những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta sang Anh - được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng thực tế, những mặt hàng này đều đang khai thác các ưu đãi theo lộ trình cam kết trong UKVFTA. Như vậy, khi CPTPP có thêm Anh, với các cam kết giảm thuế nếu tốt hơn, lợi ích hơn FTA hiện hành, thì doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội để lựa chọn ưu đãi theo FTA nào có lợi nhất, dễ áp dụng nhất.
Ở chiều ngược lại, Anh cũng có thể gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thiết bị, công nghệ phức tạp sang Việt Nam. Dòng đầu tư từ Anh sang các nước CPTPP, trong đó có Việt Nam, cũng sẽ mở rộng hơn trước nhờ việc gia nhập này.
Điện thoại, dệt may, giày dép vẫn là đầu tàu
Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao sang Anh trong thời gian qua vẫn là những nhóm hàng thế mạnh và được hưởng cam kết ưu đãi thuế quan trong Hiệp định UKVFTA như dệt may, da giày, cà phê, hạt tiêu, máy móc, thiết bị, đồ chơi, dụng cụ thể thao. Hàng rau quả, bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc cũng ghi nhận mức tăng cao về kim ngạch xuất khẩu.
Cụ thể, năm 2022, mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, đạt 1,13 tỷ USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước đó, chiếm 18,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tiếp đến là nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, trong năm 2022 đạt 852,1 triệu USD, tăng 36,6%, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đứng thứ ba là hàng dệt may, đạt 765 triệu USD, tăng 40,3%, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giày dép đạt 765 triệu USD, tăng trên 40%.
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng, các FTA thế hệ mới sẽ tạo dư địa để hàng hóa Việt Nam rộng đường sang Anh, nhưng với điều kiện là chất lượng hàng Việt ngày càng được nâng cao, thỏa mãn yêu cầu từ nhà nhập khẩu và xu hướng tiêu dùng tại Anh.
Như vậy, tiêu chuẩn về sản xuất hàng hóa sẽ ngày càng nghiêm ngặt, an toàn hơn, xanh hơn, đặt ra cho doanh nghiệp bài toán điều chỉnh sản xuất và hướng tiếp cận thị trường theo chuẩn mới, đảm bảo phát triển bền vững.
Link gốc Báo Đầu tư
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ NGÀNH HÀNG DỆT MAY
THÔNG TIN CHI VIẾT VỀ NGÀNH ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP
Thêm ưu đãi cho hàng xuất khẩu
Vương quốc Anh đã hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP, dự kiến ký kết trong 2023 và phê chuẩn tại các quốc gia thành viên trong năm 2024.
Với 11 quốc gia thành viên, quy mô GDP chiếm 13,5% thương mại toàn cầu, việc Anh gia nhập hiệp định thương mại tự do (FTA) này, GDP của khối sẽ tăng lên gần 16%. Một điều chắc chắn là, CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với Việt Nam.
CPTPP là FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, cho tới các vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước...
CPTTP là hiệp định có tính mở, khi có nước khác tham gia sẽ mở thêm thị trường, nên lợi ích với Việt Nam cũng tăng lên.
Việt Nam đã có FTA song phương với Anh từ đầu năm 2021. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), có hiệu lực từ tháng 1/2021, đã tạo ra cú hích đáng kể cho thương mại hàng hóa, nhất là đối với hàng xuất khẩu. Với cú hích UKVFTA, thương mại song phương đạt gần 6,6 tỷ USD năm 2021, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 16,4%; nhập khẩu từ Anh đạt 849 triệu USD, tăng 23,6%.
Đối với Việt Nam, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ bổ sung cho Hiệp định Thương mại tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA) hiện có và nâng cấp mối quan hệ song phương của hai nước với các mức thuế ưu đãi bổ sung.
Việc gỡ bỏ các rào cản thương mại sẽ hỗ trợ an ninh kinh tế chung giữa 2 nước, khi cùng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của nhau và đa dạng hóa hoạt động thương mại, từ đó cơ hội sẽ lớn hơn với doanh nghiệp 2 nước.
- Bà Kemi Badenoch, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh và Thương mại Vương quốc Anh
Kết thúc năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Anh đạt 6,06 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2021.
Kết quả tăng trưởng xuất khẩu sang Anh cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế của người đi trước khi là quốc gia đầu tiên trong ASEAN có FTA song phương với Anh để thúc đẩy xuất khẩu.
Liên quan các cam kết giảm thuế cụ thể của Anh đối với Việt Nam trong CPTPP, ông Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam, chia sẻ: “Các doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp cận thị trường Anh rất tốt và những cam kết giảm thuế của Anh trong khuôn khổ CPTPP sẽ còn tốt hơn nữa".
Nông, thủy sản, trong đó có rau quả, cà phê, hạt điều, thủy sản, cho tới hàng dệt may, giày dép - những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta sang Anh - được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng thực tế, những mặt hàng này đều đang khai thác các ưu đãi theo lộ trình cam kết trong UKVFTA. Như vậy, khi CPTPP có thêm Anh, với các cam kết giảm thuế nếu tốt hơn, lợi ích hơn FTA hiện hành, thì doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội để lựa chọn ưu đãi theo FTA nào có lợi nhất, dễ áp dụng nhất.
Ở chiều ngược lại, Anh cũng có thể gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thiết bị, công nghệ phức tạp sang Việt Nam. Dòng đầu tư từ Anh sang các nước CPTPP, trong đó có Việt Nam, cũng sẽ mở rộng hơn trước nhờ việc gia nhập này.
Điện thoại, dệt may, giày dép vẫn là đầu tàu
Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao sang Anh trong thời gian qua vẫn là những nhóm hàng thế mạnh và được hưởng cam kết ưu đãi thuế quan trong Hiệp định UKVFTA như dệt may, da giày, cà phê, hạt tiêu, máy móc, thiết bị, đồ chơi, dụng cụ thể thao. Hàng rau quả, bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc cũng ghi nhận mức tăng cao về kim ngạch xuất khẩu.
Cụ thể, năm 2022, mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, đạt 1,13 tỷ USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước đó, chiếm 18,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tiếp đến là nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, trong năm 2022 đạt 852,1 triệu USD, tăng 36,6%, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đứng thứ ba là hàng dệt may, đạt 765 triệu USD, tăng 40,3%, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giày dép đạt 765 triệu USD, tăng trên 40%.
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng, các FTA thế hệ mới sẽ tạo dư địa để hàng hóa Việt Nam rộng đường sang Anh, nhưng với điều kiện là chất lượng hàng Việt ngày càng được nâng cao, thỏa mãn yêu cầu từ nhà nhập khẩu và xu hướng tiêu dùng tại Anh.
Như vậy, tiêu chuẩn về sản xuất hàng hóa sẽ ngày càng nghiêm ngặt, an toàn hơn, xanh hơn, đặt ra cho doanh nghiệp bài toán điều chỉnh sản xuất và hướng tiếp cận thị trường theo chuẩn mới, đảm bảo phát triển bền vững.
Link gốc Báo Đầu tư
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ NGÀNH HÀNG DỆT MAY
THÔNG TIN CHI VIẾT VỀ NGÀNH ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP