Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Vietnamese English

Nghiên cứu thị trường Lào kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics và chính sách, quy định liên quan; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (phát hành tháng 03/2024)

04/03/2024 19:38

ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI BÁO CÁO

 

Việt Nam và Lào là hai thị trường có mối gắn kết truyền thống, lâu bền, với 10 tỉnh biên giới giáp biên, với 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ tạo thuận lợi giao thương khu vực, quãng thời gian và chi phí được rút ngắn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực châu Á và thế giới. Thương mại giữa hai nước được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất về 0% cho hầu hết các mặt hàng của hai nước theo các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào. Do đó, trao đổi thương mại hai chiều gần đây liên tục tăng trưởng hằng năm ở mức hai con số.

CHDCND Lào là một quốc gia không giáp biển, nhưng vị trí trung tâm giữa Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam giúp nước này có nhiều triển vọng trong quá trình phát triển hoạt động trung chuyển hàng hóa trong khu vực và thu hút đầu tư để phát triển thị trường dịch vụ logistics (vận tải, kho bãi và các dịch vụ logistics khác) trong tương lai.

Chỉ số Hiệu suất (LPI) của Lào do Ngân hàng thế giới tính toán và công bố vào năm 2018 là 2,70, xếp thứ 82 trong số 160 quốc gia trên toàn cầu; đây là một sự cải thiện đáng kể so với năm 2007 khi quốc gia này có số điểm là 2,25 và xếp thứ 146. Năm 2022, Lào có điểm số LPI tổng thể là 2,4, giảm so với năm 2018, đồng thời thứ hạng của Lào cũng tụt xuống vị trí 115.

Các hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào cũng phong phú, đa dạng hơn. Năm 2024, Lào với cương vị là chủ tịch luân phiên của ASEAN đã đưa ra chủ đề: “Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi”. Trên tinh thần đó, với tư duy hợp tác mới và những biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá của cả hai bên, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư lớn, hiệu quả cao cho hoạt động đầu tư kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước.

Thị trường Lào đang ngày càng trở nên cạnh tranh, có độ mở cửa cao hơn; tạo ra cơ hội lớn cho hoạt động logistics tại Lào và xuyên biên giới Việt-Lào.

Để cải thiện hiệu quả logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở ra các cơ hội mới cho nền kinh tế, Chính phủ Lào đang nỗ lực đưa nước này chuyển đổi từ một nước bị “kẹt trong đất liền” sang một quốc gia có tính kết nối cao trong khu vực thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông hiệu quả và đáng tin cậy để tạo thuận lợi cho thương mại và quá cảnh hàng hóa xuyên biên giới. Những thay đổi này còn được phản ánh trong các chiến lược hành lang kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), trong đó ưu tiên nâng cấp, cải tạo và xây dựng các tuyến đường mới để giải quyết các nút thắt ở CHDCND Lào và Myanmar.

 

Nghiên cứu thị trường Lào và cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư, logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam, phiên bản công bố vào tháng 3/2024, tập trung vào các nội dung chính như mục lục dưới đây và cập nhật số liệu đến hết tháng 02/2024. 


NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, LOGISTICS VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG LÀO (cập nhật đến hết tháng 02/2024) 
1. Khái quát về thị trường Lào: tự nhiên, nhân khẩu, kinh tế, thương mại, đầu tư và chính sách liên quan 

1.1. Đặc điểm tự nhiên, nhân khẩu, hạ tầng 
1.2. Kinh tế và môi trường kinh doanh 
1.3. Cơ chế, chính sách liên quan đến thương mại, đầu tư và logistics (cập nhật đến tháng 02/2024) 

1.3.1. Các cơ quan Nhà nước liên quan đến thương mại, đầu tư và logistics mà các doanh nghiệp logistics cần lưu ý: 
1.3.2. Các chính sách mới liên quan đến thương mại, đầu tư, logistics 
2. Quy mô và các đặc điểm chính của thị trường logistics của Lào 
2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng 
2.2. Các đặc điểm chính của thị trường và chỉ số LPI: 
2.3. Mức độ cạnh tranh 
2.4. Doanh nghiệp 

2.4.1. Doanh nghiệp vận tải đường bộ 
2.4.2. Doanh nghiệp về hàng không 
2.4.3. Doanh nghiệp cảng và vận tải thủy 
2.4.4. Một số doanh nghiệp về dịch vụ gia tăng (giao nhận, cho thuê phương tiện vận tải) 
2.4.5. Doanh nghiệp lưu kho 
2.4.6. Một số doanh nghiệp lớn 
3. Thị trường dịch vụ logistics theo lĩnh vực phục vụ (đối tượng chủ hàng) 
3.1. Cơ cấu lĩnh vực phục vụ 
3.2. Logistics phục vụ nông lâm thủy sản 
3.3. Logistics phục vụ công nghiệp và xây dựng 
3.4. Logistics phục vụ phân phối và dịch vụ 

4. Các dịch vụ logistics chính 
4.1. Vận tải và cơ sở hạ tầng vận tải tương ứng 
4.1.1. Vận tải đường bộ 
4.1.2. Vận tải đường sắt 
4.1.3. Vận tải hàng không 
4.1.4. Vận tải đường thủy 
4.2. Kho bãi, cảng cạn, chuỗi cung ứng 
4.3. Dịch vụ giao nhận 

II. HỢP TÁC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ, LOGISTICS GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG (cập nhật đến hết tháng 02/2024 và dự báo báo) 
1 Thực trạng

1.1. Tương quan thương mại 
1.2. Xuất khẩu 
1.3. Nhập khẩu 

2 Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Lào và một số lưu ý
2.1. Triển vọng chung về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với thị trường Lào (dựa trên những dữ kiện cập nhật đến tháng 02/2024)
2.1.1. Triển vọng và thách thức chung
2.1.2. Triển vọng về đầu tư và các vấn đề cần lưu ý
2.1.3. Triển vọng về thương mại và các vấn đề cần lưu ý
2.1.4. Lưu ý về vấn đề tài chính, ngân hàng khi đầu tư và kinh doanh tại Lào
2.2. Triển vọng về khai thác thị trường logistics tại Lào
2.3. Phân tích sâu triển vọng cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ vận tải

2.3.1. Vận tải đường bộ
2.3.2. Vận tải đường sắt
2.3.3. Vận tải hàng không
2.3.4. Vận tải đường thủy
2.4. Phân tích sau cơ hội trong lĩnh vực kho bãi, chuỗi cung ứng lạnh
2.5. Phân tích sâu cơ hội về logistics trong thương mại điện tử, giao nhận, chuyển phát
2.6. Triển vọng về logistics cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng

 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Tăng trưởng GDP của Lào hàng năm giai đoạn 2019-2024 
Hình 2: Đoàn tàu trong giải pháp vận chuyển đa phương tiện có tích hợp đường sắt của Yusen Logistics và Đường sắt Lào-Trung, khởi động vào năm 2023 
Hình 3: Chiều dài đường sắt của Lào giai đoạn 2019-2024 và dự báo đến năm 2029 
Hình 4: Mạng lưới đường sắt dự kiến của Lào 
Hình 5: Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2019-2023 
Hình 6: Giá xuất khẩu trung bình tháng xăng dầu các loại của Việt Nam sang thị trường Lào (từ tháng 12/2022-12/2023) 
Hình 7: Trị giá xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam sang thị trường Lào từng tháng năm 2022 và 2023 
Hình 8: Lượng xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường Lào từng tháng năm 2022 và 2023 
Hình 9: Giá cao su nhập khẩu trung bình tháng của Việt Nam từ thị trường Lào tới tháng 12/2023 
Hình 10: Lượng nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam từ thị trường Lào từng tháng năm 2022 và 2023 
Hình 11: Luân chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Lào trong giai đoạn 2019-2023 và dự báo năm 2024, 2025 
 
 DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu liên quan đến thương mại điện tử và các dịch vụ liên quan tại Lào (cập nhật hết năm 2023) 
Bảng 2: Thứ hạng, điểm số tổng thể và các điểm số thành phần LPI của Lào năm 2022 
Bảng 3: Thông tin về năng lực, quy mô của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa tại Lào 
Bảng 4: Danh sách liên hệ của doanh nghiệp liên quan đến hàng không của Lào 
Bảng 5: Danh sách doanh nghiệp liên quan đến cảng và vận tải thủy tại Lào 
Bảng 6: Danh sách doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, cho thuê ô tô tại Lào 
Bảng 7: Danh sách doanh nghiệp lưu kho tại Lào 
Bảng 8: Danh sách kho thương mại tại Lào 
Bảng 9: Danh sách kho lưu trữ được sử dụng bởi các tổ chức nhân đạo tại Lào 
Bảng 10: Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Lào trong giai đoạn 2019-2023 
Bảng 11: Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Lào trong giai đoạn 2019-2023 
 
DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Các đặc khu kinh tế Lào thu hút hơn 520 triệu USD đầu tư vào năm 2023 
Hộp 2: Tháng 02/2024, Thủ tướng Lào đã ban hành chỉ thị về cắt giảm chi phí và thủ tục liên quan đến logistics 
Hộp 3: Các tuyến đường bộ của Lào 
Hộp 4: Liên hệ Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Lào: 
Hộp 5: Thực trạng các cảng, bến thủy nội địa của Lào nằm dọc sông Mekong 
Hộp 6: Lào nghiên cứu khả thi xây dựng cảng, cơ sở logistics, khu thương mại, dịch vụ và khu du lịch nông nghiệp ở huyện Long, tỉnh Luang Namtha. 
Hộp 7: Các mục tiêu của Cảng cạn Thanaleng và Trung tâm logistics Viêng Chăn 
Hộp 8: Các doanh nghiệp Thái Lan quan tâm nhiều hơn tới thị trường giao nhận của Lào 
Hộp 9: Khuyến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào 
Hộp 10: Một số lưu ý về giao dịch tài chính, ngân hàng đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Lào 
Hộp 11: Việt Nam-Lào tăng cường kết nối thương mại, đầu tư, hạ tầng giao thông, logistics 
Hộp 12: Thủ tục cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào 
Hộp 13: Cập nhật kết quả hoạt động của Tuyến vận tải đường sắt Lào-Trung đến hết năm 2023 
Hộp 14: Dự báo thị trường dịch vụ giao hàng tạp hóa tại Lào năm 2024 
Hộp 15: Doanh nghiệp Thái Lan đầu tư xây dựng khu công nghiệp sinh thái, thành phố thông minh tại Lào, cơ hội cho ngành logistics, kho bãi 

 

ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI BÁO CÁO

 

THÔNG TIN THÊM TẠI LINK:

Thông tin tham khảo lĩnh vực logistics và kinh tế, thương mại

ĐỐI VỚI CÁC BÁO CÁO MIỄN PHÍ, KHÁCH HÀNG VẪN TẢI MIỄN PHÍ BÌNH THƯỜNG. 
 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 46
Số người truy cập: 6.002.503
Chung nhan Tin Nhiem Mang