Cơ hội tham gia thảo luận về Định hướng phát triển kinh tế số Việt Nam
22/06/2018 16:26
Kinh tế số là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng, đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế số, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch xây dựng Đề án Kinh tế số Việt Nam nhằm bắt kịp xu hướng phát triển công nghiệp, thương mại, cải tiến mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng tối ưu hóa nguồn lực đầu vào, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo “Định hướng xây dựng Kinh tế số Việt Nam”. Hội thảo nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá về thực tiễn kinh tế số tại Việt Nam, từ đó thảo luận nhóm để đưa ra các đề xuất cụ thể cho Đề án Kinh tế số Việt Nam. Thông tin Hội thảo như sau:
- Thời gian: Từ 8h30 đến 11h30 ngày 28 tháng 6 năm 2018
- Địa điểm: Khách sạn Hilton, số 1 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thông tin tham dự xin liên hệ Chị Nguyễn Diệu Hương, ĐT: 024-22205486, email: huongnd@moit.gov.vn trước ngày 24 tháng 6 năm 2018.
Thông tin tham khảo về kinh tế số:
Nền kinh tế số (digital economy) là có thể hiểu là nền kinh tế trên nền tảng kỹ thuật số.
Theo thống kê của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016 cho thấy lĩnh vực kinh tế số thế giới có giá trị khoảng 3.000 tỉ đô la, chiếm khoảng 3,8% giá trị nền kinh tế toàn cầu. Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỉ đô la, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên.
Theo sự dự báo, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số của khu vực này sẽ đạt 17% mỗi năm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của khu vực được dự báo ở mức 9%.
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Ở nước ta đã xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế…
Ngoài ra, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet thông qua điện thoại thông minh hiện là vài chục triệu người và người Việt cũng được xếp vào nhóm những người thích công nghệ.
VITIC tổng hợp
Trong khuôn khổ hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo “Định hướng xây dựng Kinh tế số Việt Nam”. Hội thảo nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá về thực tiễn kinh tế số tại Việt Nam, từ đó thảo luận nhóm để đưa ra các đề xuất cụ thể cho Đề án Kinh tế số Việt Nam. Thông tin Hội thảo như sau:
- Thời gian: Từ 8h30 đến 11h30 ngày 28 tháng 6 năm 2018
- Địa điểm: Khách sạn Hilton, số 1 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thông tin tham dự xin liên hệ Chị Nguyễn Diệu Hương, ĐT: 024-22205486, email: huongnd@moit.gov.vn trước ngày 24 tháng 6 năm 2018.
Thông tin tham khảo về kinh tế số:
Nền kinh tế số (digital economy) là có thể hiểu là nền kinh tế trên nền tảng kỹ thuật số.
Theo thống kê của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016 cho thấy lĩnh vực kinh tế số thế giới có giá trị khoảng 3.000 tỉ đô la, chiếm khoảng 3,8% giá trị nền kinh tế toàn cầu. Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỉ đô la, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên.
Theo sự dự báo, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số của khu vực này sẽ đạt 17% mỗi năm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của khu vực được dự báo ở mức 9%.
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Ở nước ta đã xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế…
Ngoài ra, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet thông qua điện thoại thông minh hiện là vài chục triệu người và người Việt cũng được xếp vào nhóm những người thích công nghệ.
VITIC tổng hợp