Thúc đẩy thông quan hàng hóa qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc dịp tết Quý Mão
05/01/2023 08:39
Năm 2022, dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau, nên đến giữa tháng 12/2022 đã được coi là bước vào dịp cao điểm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu các dịp lễ Tết truyền thống quan trọng của hai nước năm 2023. Nhu cầu tăng cao đòi hỏi những giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo hàng hóa được lưu thông ổn định, hiệu quả, thông suốt.
Quảng Tây một trong những địa phương có vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, là cửa ngõ của hàng hóa Việt Nam (đặc biệt là nông sản, thủy sản) xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, ngày 14/12/2022, Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 - 2023 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc đã được tổ chức, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, về phía Trung Quốc có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch thường trực Quảng Tây Thái Lệ Tân đồng chủ trì.
Hai bên trao đổi các biện pháp, phương hướng hợp tác trong tương lai nhằm triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước sau chuyến thăm Trung Quốc rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua; đồng thời trao đổi giải pháp nhằm đảm bảo thông quan thông suốt, chống ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây dịp trước, trong và sau Tết Quý Mão 2023.
Tham dự Hội nghị, về phía Việt Nam, ngoài các đơn vị của Bộ Công Thương còn có đại diện các Bộ/ngành/địa phương như Ngoại giao, Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan, Tổng công ty đường sắt Việt Nam; Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Ban Quản lý các khu kinh tế cửa khẩu, Bộ đội biên phòng các tỉnh có chung đường biên giới với Quảng Tây gồm Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh; Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc. Về phía Quảng Tây (Trung Quốc) có đại diện lãnh đạo các Sở/ngành gồm Thương mại, Phát triển cải cách, Công nghiệp và Thông tin, Giao thông vận tải, Nông nghiệp nông thôn, Ngoại vụ, Quản lý thị trường, Cục Triển lãm, Hải quan Nam Ninh, Biên phòng, Cục Đường sắt Nam Ninh.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị Quảng Tây và các địa phương biên giới Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo thông suốt và nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, tránh tái hiện tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu/lối mở biên giới giữa Việt Nam và Quảng Tây như cuối năm 2021.
Bộ Công Thương đưa ra một số giải pháp cụ thể trước mắt cần hai bên phối hợp thực hiện như:
Quảng Tây một trong những địa phương có vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, là cửa ngõ của hàng hóa Việt Nam (đặc biệt là nông sản, thủy sản) xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, ngày 14/12/2022, Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 - 2023 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc đã được tổ chức, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, về phía Trung Quốc có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch thường trực Quảng Tây Thái Lệ Tân đồng chủ trì.
Hai bên trao đổi các biện pháp, phương hướng hợp tác trong tương lai nhằm triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước sau chuyến thăm Trung Quốc rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua; đồng thời trao đổi giải pháp nhằm đảm bảo thông quan thông suốt, chống ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây dịp trước, trong và sau Tết Quý Mão 2023.
Tham dự Hội nghị, về phía Việt Nam, ngoài các đơn vị của Bộ Công Thương còn có đại diện các Bộ/ngành/địa phương như Ngoại giao, Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan, Tổng công ty đường sắt Việt Nam; Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Ban Quản lý các khu kinh tế cửa khẩu, Bộ đội biên phòng các tỉnh có chung đường biên giới với Quảng Tây gồm Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh; Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc. Về phía Quảng Tây (Trung Quốc) có đại diện lãnh đạo các Sở/ngành gồm Thương mại, Phát triển cải cách, Công nghiệp và Thông tin, Giao thông vận tải, Nông nghiệp nông thôn, Ngoại vụ, Quản lý thị trường, Cục Triển lãm, Hải quan Nam Ninh, Biên phòng, Cục Đường sắt Nam Ninh.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị Quảng Tây và các địa phương biên giới Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo thông suốt và nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, tránh tái hiện tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu/lối mở biên giới giữa Việt Nam và Quảng Tây như cuối năm 2021.
Bộ Công Thương đưa ra một số giải pháp cụ thể trước mắt cần hai bên phối hợp thực hiện như:
- khẩn trương hoàn tất thủ tục mở chính thức Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan trước ngày 01/01/2023;
- thống nhất thời gian hoạt động của cặp cửa khẩu Chi Ma – Ái Điểm, đồng thời bổ sung vào Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc;
- khôi phục thông quan chính thức tại Cốc Nam – Lũng Nghịu từ tháng 01/2023;
- khôi phục hoạt động của các cửa khẩu/lối mở khác như Na Hình – Kéo Ái, Bình Nghi – Bình Nhi Quan, Hoành Mô – Động Trung… nhằm giảm áp lực cho các cửa khẩu đang hoạt động.
Về lâu dài, Bộ Công Thương đề nghị hai bên cần tăng cường hợp tác nâng cao năng lực vận tải đường sắt Việt Nam đi Trung Quốc thông qua địa bàn Quảng Tây trong đó có việc bố trí lực lượng chức năng và hạ tầng kiểm dịch và thông quan các loại nông sản, thủy sản đã được Trung Quốc đã mở cửa thị trường tại cửa khẩu đường sắt quốc tế ga Bằng Tường; đồng thời nghiên cứu biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp hai nước phối hợp phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu (nhất là nông sản) thông qua cửa khẩu biên giới khác thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh và Cao Bằng với Quảng Tây (Trung Quốc).
Phó Chủ tịch thường trực Chính quyền Quảng Tây cho biết, phía Quảng Tây đang khẩn trương, nghiêm túc triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Quảng Tây. Trong đó, đảm bảo thông suốt và tối ưu hóa quy trình thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính quyền Quảng Tây và đã thành lập Ban chuyên trách hỗ trợ thông quan nhập khẩu nông sản Việt Nam vào dịp cao điểm cuối năm với sự tham gia của Phó Chủ tịch Thường trực Quảng Tây cùng các cơ quan liên ngành như Sở Thương mại, Hải quan, Biên phòng... Các cơ quan chức năng của Quảng Tây cũng đang khẩn trương nghiên cứu việc khôi phục thông quan tại các cửa khẩu đủ điều kiện nhằm giảm bớt áp lực cho các cửa khẩu đang hoạt động. Đối với đề xuất của Việt Nam về tạo thuận lợi cho vận tải đường sắt, phía Quảng Tây hoàn toàn ủng hộ và cho rằng, hai bên cần nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt để gia tăng hiệu quả khai thác của tuyến đường này. Phía Quảng Tây cho biết từ tháng 8 năm 2019, phía Bằng Tường đã hoàn thành giai đoạn 1 hệ thống hạ tầng nghiệm thu kiểm dịch tại Ga đường sắt quốc tế Bằng Tường và đang tiến hành giai đoạn 2. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, việc thông quan trái cây và lương thực của Việt Nam tại cửa khẩu này chắc chắn sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, phía Quảng Tây cũng đề nghị hai bên cần thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng giao thông từ nội địa đến các cửa khẩu biên giới; cung cấp thông tin, tuyên truyền tích cực, kịp thời, chính xác về tình hình thông quan tại cửa khẩu và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên; tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp hai bên chủ động phân luồng hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu không bị ùn tắc.
Tại Hội nghị, hai bên đã đạt được nhiều đồng thuận quan trọng về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phối hợp triển khai các biện pháp đảm bảo thông suốt và nâng cao hiệu suất thông quan dịp cao điểm cuối năm và phương hướng hợp tác trong thời gian tới nhằm triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; qua đó khôi phục và duy trì đà tăng trưởng thương mại giữa các địa phương Việt Nam với Quảng Tây. Đặc biệt, hai bên đã nhất trí giao các cơ quan đầu mối khẩn trương trao đổi nhằm tiến tới thống nhất: (i) Danh mục nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Kế hoạch hành động triển khai Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Quảng Tây; và (ii) Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy khai thác tuyến vận tải container đường sắt liên vận quốc tế Việt – Trung.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại trích từ Báo cáo logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu, quy định chính sách liên quan, tháng 12/2022 (miễn phí).
Phó Chủ tịch thường trực Chính quyền Quảng Tây cho biết, phía Quảng Tây đang khẩn trương, nghiêm túc triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Quảng Tây. Trong đó, đảm bảo thông suốt và tối ưu hóa quy trình thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính quyền Quảng Tây và đã thành lập Ban chuyên trách hỗ trợ thông quan nhập khẩu nông sản Việt Nam vào dịp cao điểm cuối năm với sự tham gia của Phó Chủ tịch Thường trực Quảng Tây cùng các cơ quan liên ngành như Sở Thương mại, Hải quan, Biên phòng... Các cơ quan chức năng của Quảng Tây cũng đang khẩn trương nghiên cứu việc khôi phục thông quan tại các cửa khẩu đủ điều kiện nhằm giảm bớt áp lực cho các cửa khẩu đang hoạt động. Đối với đề xuất của Việt Nam về tạo thuận lợi cho vận tải đường sắt, phía Quảng Tây hoàn toàn ủng hộ và cho rằng, hai bên cần nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt để gia tăng hiệu quả khai thác của tuyến đường này. Phía Quảng Tây cho biết từ tháng 8 năm 2019, phía Bằng Tường đã hoàn thành giai đoạn 1 hệ thống hạ tầng nghiệm thu kiểm dịch tại Ga đường sắt quốc tế Bằng Tường và đang tiến hành giai đoạn 2. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, việc thông quan trái cây và lương thực của Việt Nam tại cửa khẩu này chắc chắn sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, phía Quảng Tây cũng đề nghị hai bên cần thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng giao thông từ nội địa đến các cửa khẩu biên giới; cung cấp thông tin, tuyên truyền tích cực, kịp thời, chính xác về tình hình thông quan tại cửa khẩu và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên; tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp hai bên chủ động phân luồng hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu không bị ùn tắc.
Tại Hội nghị, hai bên đã đạt được nhiều đồng thuận quan trọng về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phối hợp triển khai các biện pháp đảm bảo thông suốt và nâng cao hiệu suất thông quan dịp cao điểm cuối năm và phương hướng hợp tác trong thời gian tới nhằm triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; qua đó khôi phục và duy trì đà tăng trưởng thương mại giữa các địa phương Việt Nam với Quảng Tây. Đặc biệt, hai bên đã nhất trí giao các cơ quan đầu mối khẩn trương trao đổi nhằm tiến tới thống nhất: (i) Danh mục nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Kế hoạch hành động triển khai Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Quảng Tây; và (ii) Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy khai thác tuyến vận tải container đường sắt liên vận quốc tế Việt – Trung.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại trích từ Báo cáo logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu, quy định chính sách liên quan, tháng 12/2022 (miễn phí).