Điều kiện được hỗ trợ khi đóng mới tàu khai thác hải sản
27/02/2018 08:52
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25/3/2018.
Theo đó, khi đóng mới tàu khai thác hải sản (KTHS) xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ công suất máy chính từ 800CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ một lần sau đầu tư khi đủ điều kiện sau:
- Chủ tàu là thành viên của tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt;
- Tàu cá đóng mới phải là tàu KTHS xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ vỏ thép, vỏ composite;
- Tàu đóng mới máy chính phải sử dụng máy thủy mới 100% chính hãng;
- Tàu cá phải lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh và kết nối được với trạm bờ để quản lý, giám sát hành trình trong quá trình tàu hoạt động trên biển;
- Tàu KTHS xa bờ đã được cấp GCN an toàn kỹ thuật tàu cá, GCN đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản;
- Tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ đã được cấp GCN an toàn kỹ thuật tàu cá, GCN đăng ký tàu cá.
VITIC tổng hợp
Theo đó, khi đóng mới tàu khai thác hải sản (KTHS) xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ công suất máy chính từ 800CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ một lần sau đầu tư khi đủ điều kiện sau:
- Chủ tàu là thành viên của tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt;
- Tàu cá đóng mới phải là tàu KTHS xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ vỏ thép, vỏ composite;
- Tàu đóng mới máy chính phải sử dụng máy thủy mới 100% chính hãng;
- Tàu cá phải lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh và kết nối được với trạm bờ để quản lý, giám sát hành trình trong quá trình tàu hoạt động trên biển;
- Tàu KTHS xa bờ đã được cấp GCN an toàn kỹ thuật tàu cá, GCN đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản;
- Tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ đã được cấp GCN an toàn kỹ thuật tàu cá, GCN đăng ký tàu cá.
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, hạn chế lớn nhất hiện nay trên các tàu cá của Việt Nam vốn chủ yếu tàu vỏ gỗ, là thiếu hệ thống bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn, khiến tổn thất sau khai thác thủy sản ở mức rất cao từ 20% – 30%.
Hiện nay, hầu hết tàu cá vẫn bảo quản thủy sản theo truyền thống, đó là dùng hầm chứa đá lạnh có nhiệt độ dao động từ 0 - 5 độ C, thời gian bảo quản tốt nhất không quá 10 ngày. Trong khi đó, mỗi chuyến biển của các tàu khai thác hải sản xa bờ kéo dài từ 20 - 25 ngày.
Hải sản lưu giữ trên tàu dài ngày không những bị tổn thất, mà chất lượng cũng bị ảnh hưởng khi về đến bờ. Bên cạnh đó, đá lạnh thường có cạnh sắc nhọn làm tổn thương đến da cá, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào thịt cá, khiến chất lượng bị sụt giảm.
Hiện nay, hầu hết tàu cá vẫn bảo quản thủy sản theo truyền thống, đó là dùng hầm chứa đá lạnh có nhiệt độ dao động từ 0 - 5 độ C, thời gian bảo quản tốt nhất không quá 10 ngày. Trong khi đó, mỗi chuyến biển của các tàu khai thác hải sản xa bờ kéo dài từ 20 - 25 ngày.
Hải sản lưu giữ trên tàu dài ngày không những bị tổn thất, mà chất lượng cũng bị ảnh hưởng khi về đến bờ. Bên cạnh đó, đá lạnh thường có cạnh sắc nhọn làm tổn thương đến da cá, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào thịt cá, khiến chất lượng bị sụt giảm.
Cả nước hiện có trên 110.000 tàu cá, trong đó có khoảng 31.000 tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Tàu cá vỏ gỗ vẫn đang chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối. Tàu này có tuổi thọ và an toàn thấp, máy và trang thiết bị trên tàu vừa thiếu vừa không đồng bộ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm tới phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, trong đó có khai thác viễn dương, được xác định là một trong những hướng đi chính trong chiến lược phát triển kinh tế biển.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm tới phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, trong đó có khai thác viễn dương, được xác định là một trong những hướng đi chính trong chiến lược phát triển kinh tế biển.
VITIC tổng hợp