Tham khảo kinh nghiệm của Nigeria trong phát triển cơ sở logistics hàng không cho xuất khẩu nông sản
21/08/2023 14:44
Với sự đồng hành của các thành viên ủy ban hàng hóa hàng không, trung tâm logistics hàng không “Aviation Cargo Village” đã được khởi công, hình thành nên một mô hình mới trọn gói, khép kín, quy chuẩn cho hàng hóa nông sản vận chuyển bằng đường hàng không đầu tiên ở Nigeria.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa hàng không kết hợp tốc độ và khả năng bảo quản tốt cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại tại các sân bay được dự báo sẽ tiếp tục có đóng góp quan trọng cho xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản nhạy cảm với nhiệt độ và thời gian, từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành hàng không vận chuyển khối lượng hàng hóa trị giá hơn 6 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 35% giá trị thương mại thế giới. Trong nửa đầu năm 2021, tổng cộng 16,7 tấn hàng hóa đã được xuất khẩu qua các sân bay trên khắp thế giới. Trong nửa đầu năm 2022, tổng số 17,7 tấn đã được xuất khẩu, tăng nhẹ 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng nửa đầu năm 2023, chỉ còn khoảng 12,9 tấn đã được vận chuyển bằng đường hàng không dẫn đến mức giảm thêm 29,5% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo về thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không toàn cầu do IATA phát hành, hiệu suất kém từ đầu năm đến nay cho thấy khả năng thích ứng không như mong đợi của ngành hàng không khi điều kiện thị trường thay đổi.
Trong nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu thông qua đường hàng không, Nigeria đã tập hợp các bên liên quan tổ chức và tư nhân vận chuyển hàng hóa hàng không khác nhau để thành lập Ủy ban vận chuyển hàng hóa hàng không liêng bang Nigeria (Federal Airports Authority of Nigeria-FAAN), nhằm tăng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không Nigeria trong thời gian tới.
Mới đây, Ủy ban này được giao thêm trách nhiệm tìm giải pháp để thu hẹp thời gian quay vòng và tạo thuận lợi cho hàng hóa, giải quyết các nhu cầu tài chính trong việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng hiện đại. Ủy ban cũng sẽ có các giải pháp để tăng cường sự quan tâm cũng như năng lực của các hãng hàng không địa phương trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và hàng nông sản xuất khẩu của Nigeria ra thế giới.
Ủy ban hàng hóa hàng không cũng có trách nhiệm giải quyết vấn đề về bảo hiểm, nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, tiêu chuẩn hóa và chứng nhận đầy đủ đối với các mặt hàng, đặc biệt là nông sản. Những thách thức về đóng gói, chế biến và truy xuất nguồn gốc cũng đã được đặt ra, nhưng sẽ được giải quyết thông qua cơ chế hợp tác đa phương.
Các sân bay đã được Cơ quan Quản lý Sân bay Liên bang Nigeria (FAAN) chỉ định cho hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa bao gồm Sân bay Lagos, Abuja, Kano, Owerri, Port Harcourt, Calabar, Enugu, Makurdi, Minna Jos, Ilorin, Yola và Kebbi.
Với sự đồng hành của các thành viên ủy ban hàng hóa hàng không, FAAN đã làm lễ động thổ một trung tâm logistics hàng không với tên gọi là “Aviation Cargo Village”, một mô hình mới lần đầu xuất hiện như một “Làng hàng hóa hàng không” trọn gói, khép kín, hiện đại, quy chuẩn hóa ở Nigeria.
Tại Aviation Cargo Village, những thách thức về chế biến sản phẩm, đóng gói, chứng nhận, dịch vụ phòng thí nghiệm, thu thập dữ liệu để truy xuất nguồn gốc sản phẩm và sản phẩm sẽ được giải quyết để đảm bảo hàng hóa từ Nigeria thuận lợi xuất khẩu ra thế giới.
Aviation Cargo Village có vị trí chiến lược đối diện với nhà ga Hàng hóa dọc theo Đường cao tốc của Sân bay Quốc tế Murtala Muhammed (MMIA), và nằm trên diện tích 27.357,137 mét vuông.
Các cơ sở logistics hàng không này sẽ được thúc đẩy thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP) và sẽ được nhân rộng tại các Sân bay quốc tế và Sân bay hàng hóa khác.
Theo Moshood Adebayo Shittu, Điều phối viên, Văn phòng Nhà nước Lagos II, Tổ chức Tiêu chuẩn Nigeria, (SON), việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đóng gói, thực hành tốt (GAP) sẽ đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp giữ được chất lượng trong suốt hành trình lưu thông đến với người tiêu dùng.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế quy định các yêu cầu về chất lượng, đóng gói và dán nhãn cũng như phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm các mặt hàng này. Giới hạn đối với tạp chất kim loại cũng như giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc bảo vệ thực vật sẽ được kiểm soát thông qua hệ thống giám sát hiện đại.
Với việc thực hiện các tiêu chuẩn và quy tắc thực hành này, hiệu quả, chất lượng và an toàn của sản phẩm đều được đảm bảo trong chuỗi giá trị nông sản, bắt đầu từ trang trại (trước khi thu hoạch đến thu hoạch, chế biến, đóng gói nhãn mác, bảo quản và vận chuyển) đến bàn ăn.
Nguồn: VITIC trích từ Báo cáo quy định chính sách trong lĩnh vực logistics (định kỳ hàng tháng).
Hoạt động vận chuyển hàng hóa hàng không kết hợp tốc độ và khả năng bảo quản tốt cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại tại các sân bay được dự báo sẽ tiếp tục có đóng góp quan trọng cho xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản nhạy cảm với nhiệt độ và thời gian, từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành hàng không vận chuyển khối lượng hàng hóa trị giá hơn 6 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 35% giá trị thương mại thế giới. Trong nửa đầu năm 2021, tổng cộng 16,7 tấn hàng hóa đã được xuất khẩu qua các sân bay trên khắp thế giới. Trong nửa đầu năm 2022, tổng số 17,7 tấn đã được xuất khẩu, tăng nhẹ 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng nửa đầu năm 2023, chỉ còn khoảng 12,9 tấn đã được vận chuyển bằng đường hàng không dẫn đến mức giảm thêm 29,5% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo về thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không toàn cầu do IATA phát hành, hiệu suất kém từ đầu năm đến nay cho thấy khả năng thích ứng không như mong đợi của ngành hàng không khi điều kiện thị trường thay đổi.
Trong nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu thông qua đường hàng không, Nigeria đã tập hợp các bên liên quan tổ chức và tư nhân vận chuyển hàng hóa hàng không khác nhau để thành lập Ủy ban vận chuyển hàng hóa hàng không liêng bang Nigeria (Federal Airports Authority of Nigeria-FAAN), nhằm tăng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không Nigeria trong thời gian tới.
Mới đây, Ủy ban này được giao thêm trách nhiệm tìm giải pháp để thu hẹp thời gian quay vòng và tạo thuận lợi cho hàng hóa, giải quyết các nhu cầu tài chính trong việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng hiện đại. Ủy ban cũng sẽ có các giải pháp để tăng cường sự quan tâm cũng như năng lực của các hãng hàng không địa phương trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và hàng nông sản xuất khẩu của Nigeria ra thế giới.
Ủy ban hàng hóa hàng không cũng có trách nhiệm giải quyết vấn đề về bảo hiểm, nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, tiêu chuẩn hóa và chứng nhận đầy đủ đối với các mặt hàng, đặc biệt là nông sản. Những thách thức về đóng gói, chế biến và truy xuất nguồn gốc cũng đã được đặt ra, nhưng sẽ được giải quyết thông qua cơ chế hợp tác đa phương.
Các sân bay đã được Cơ quan Quản lý Sân bay Liên bang Nigeria (FAAN) chỉ định cho hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa bao gồm Sân bay Lagos, Abuja, Kano, Owerri, Port Harcourt, Calabar, Enugu, Makurdi, Minna Jos, Ilorin, Yola và Kebbi.
Với sự đồng hành của các thành viên ủy ban hàng hóa hàng không, FAAN đã làm lễ động thổ một trung tâm logistics hàng không với tên gọi là “Aviation Cargo Village”, một mô hình mới lần đầu xuất hiện như một “Làng hàng hóa hàng không” trọn gói, khép kín, hiện đại, quy chuẩn hóa ở Nigeria.
Tại Aviation Cargo Village, những thách thức về chế biến sản phẩm, đóng gói, chứng nhận, dịch vụ phòng thí nghiệm, thu thập dữ liệu để truy xuất nguồn gốc sản phẩm và sản phẩm sẽ được giải quyết để đảm bảo hàng hóa từ Nigeria thuận lợi xuất khẩu ra thế giới.
Aviation Cargo Village có vị trí chiến lược đối diện với nhà ga Hàng hóa dọc theo Đường cao tốc của Sân bay Quốc tế Murtala Muhammed (MMIA), và nằm trên diện tích 27.357,137 mét vuông.
Các cơ sở logistics hàng không này sẽ được thúc đẩy thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP) và sẽ được nhân rộng tại các Sân bay quốc tế và Sân bay hàng hóa khác.
Theo Moshood Adebayo Shittu, Điều phối viên, Văn phòng Nhà nước Lagos II, Tổ chức Tiêu chuẩn Nigeria, (SON), việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đóng gói, thực hành tốt (GAP) sẽ đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp giữ được chất lượng trong suốt hành trình lưu thông đến với người tiêu dùng.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế quy định các yêu cầu về chất lượng, đóng gói và dán nhãn cũng như phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm các mặt hàng này. Giới hạn đối với tạp chất kim loại cũng như giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc bảo vệ thực vật sẽ được kiểm soát thông qua hệ thống giám sát hiện đại.
Với việc thực hiện các tiêu chuẩn và quy tắc thực hành này, hiệu quả, chất lượng và an toàn của sản phẩm đều được đảm bảo trong chuỗi giá trị nông sản, bắt đầu từ trang trại (trước khi thu hoạch đến thu hoạch, chế biến, đóng gói nhãn mác, bảo quản và vận chuyển) đến bàn ăn.
Nguồn: VITIC trích từ Báo cáo quy định chính sách trong lĩnh vực logistics (định kỳ hàng tháng).
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY