Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Tiềm năng địa chiến lược thúc đẩy đầu tư cho vành đai vận chuyển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

24/05/2023 14:57
Trong khi châu Á-Thái Bình Dương đã định hình vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của thương mại và đầu tư toàn cầu trong suốt thập kỷ qua, việc tạo lập nên những mạng lưới rộng lớn hơn để tối ưu hóa chuỗi cung ứng đang hình thành nên những xu thế mới về đầu tư quốc tế.

Hoa Kỳ và hai đồng minh là Nhật Bản và Australia đang tìm kiếm các cơ hội phát triển các hành lang vận chuyển và chuỗi cung ứng với các quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương vì mục đích đầu tư và ngoại giao địa chiến lược, cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng trong một khu vực này có tiềm năng kinh tế to lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu và an ninh. 


Hoa Kỳ đang tìm cách cung cấp 6 triệu USD cho các sáng kiến an ninh hàng hải trong khu vực, hợp tác với Bangladesh, Ấn Độ, Maldives và Sri Lanka. Khoản tài trợ này sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn tội phạm trên biển và thực thi pháp luật ở tiểu vùng Nam Á ở Ấn Độ Dương.

Theo Afreen Akter, phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, nước này đầu tư hơn 33 triệu USD vào 15 quốc gia mỗi năm để thúc đẩy nghề cá bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học biển. Họ cũng đang làm việc để xác định hỗ trợ phát triển, bao gồm cả cho Bangladesh, tập trung vào phát triển các nền kinh tế xanh bền vững.

Hoa Kỳ cũng đang cung cấp khoản tài trợ trị giá 500 triệu đô la để xây dựng các tuyến đường vận chuyển và thủy điện ở Nepal, đồng thời thực hiện chương trình trị giá 17 triệu đô la trong 5 năm để mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng sạch giá cả phải chăng của Bangladesh.

Hoa Kỳ cũng đang hợp tác với Maldives, Sri Lanka và các đối tác trên khắp Ấn Độ Dương để đầu tư dài hạn, đồng thời kêu gọi hợp tác hiệu quả trong khu vực để giảm chi phí logistics, chi phí thương mại và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Trong khi đó, Takagi Kei, Thứ trưởng Quốc hội Nhật Bản phụ trách các vấn đề đối ngoại, vào ngày cuối cùng của Hội nghị Ấn Độ Dương kéo dài hai ngày ở Dhaka, cho biết Nhật Bản đã triển khai kế hoạch hỗ trợ chuỗi giá trị công nghiệp tập trung vào cảng nước sâu Matabari của Bangladesh. Matarbari sẽ được kết nối với khu vực Chattogram phía Nam và vùng Đông Bắc của Ấn Độ thông qua các tuyến đường bộ, cầu và đường thủy.

Nhật Bản cũng đang hợp tác với Bangladesh để cải thiện môi trường đầu tư và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đất nước nằm ở tâm chấn của Vịnh Bengal.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở năm 2023 (FOIP 2023), Nhật Bản cũng có kế hoạch cung cấp hỗ trợ chính thức cho Bangladesh và các quốc gia Ấn Độ Dương khác để tăng cường an ninh trong khu vực.



 
Với trụ cột kết nối đa tầng trong FOIP mới, Nhật Bản hỗ trợ các nước, trong đó có Việt Nam, thực hiện tiêu chuẩn hóa quốc tế trong chuỗi cung ứng lạnh. Trong khi đó, sáng kiến kết nối của Nhật Bản liên quan Hành lang Kinh tế Đông-Tây và Vành đai Kinh tế phía Nam, gồm xây dựng hầm Hải Vân, nâng cấp cảng Đà Nẵng, xây dựng cảng Cái Mép-Thị Vải (đã hoàn thành). Về an ninh-an toàn hàng hải và giảm rủi ro thiên tai, Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra, tàu đã qua sử dụng và các thiết bị liên quan; đào tạo về y học dưới nước, luật hàng không quốc tế, an toàn hàng không, cứu hộ trên không


Australia cũng tăng cường các hoạt động ngoại giao với các quốc gia Ấn Độ Dương khi nước này tìm cách thiết lập một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở, tự do và dựa trên luật lệ, điều cực kỳ quan trọng đối với các yếu tố địa chiến lược và kinh tế.

Australia sẽ hỗ trợ thông qua Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương để đạt được các mục tiêu chung về hòa bình và thịnh vượng.

Tại diễn đàn, các chính khách từ các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương như Shahriar Alam, bộ trưởng ngoại giao; Masud Bin Momen, ngoại trưởng; Charles E Fonseka, bộ trưởng nội vụ Seychelles; Tandi Dorji- ngoại trưởng Bhutan; Narayan Prakash Saud- ngoại trưởng Nepal; Sayyid Badr bin Hamad bin Hamoo Albusaidi- ngoại trưởng Oman; Đỗ Hùng Việt- Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam; Saeed Mubarak Al Hajeri- Trợ lý Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại của UAE; SEYed Rasoul Mousavi- cố vấn của Iran cho bộ trưởng ngoại giao; và MJ Akbar- thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức Ấn Độ cũng đã tham gia phát biểu và đóng góp các sáng kiến cho sự phát triển của khu vực.

Trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, số tháng 5/2023

THÔNG TIN THAM KHẢO


ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN, CẢNG BIỂN...XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU
 

 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 2
Số người truy cập: 6.229.216
Chung nhan Tin Nhiem Mang