5 xu hướng định hình lĩnh vực logistics cho ngành bán lẻ và thương mại điện tử tại Châu Đại Dương
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
------------------------
Với dân số nhỏ nằm rải rác giữa cac vùng lãnh thổ rộng lớn, lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng của các thị trường Châu Đại Dương đã được định hình bởi những đặc thù trong phân phối hàng hóa quy mô rộng và đến nay vẫn phải đối mặt với những thách thức về logistics và chuỗi cung ứng khi vận chuyển hàng hóa qua những khoảng cách xa xôi.
Không chỉ dịch bệnh COVID-19 mới thúc đẩy người dân đến với thương mại điện tử nhiều hơn mà chính đặc điểm phân bổ dân số và địa hình này đã người tiêu dùng nhanh chóng chuyển sang mua sắm trực tuyến, nhờ đó Úc và New Zealand là những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh trên thế giới từ năm 2020 đến nay.
Năm 2024, tình hình kinh tế bất ổn và chi phí sinh hoạt tăng cao tác động đến hành vi của người mua và đặt ra những yêu cầu mới về giảm chi phí phân phối hàng hóa. Ứng dụng công nghệ là một trong những chìa khóa quan trọng để vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ nhưng không bào mòn lợi nhuận các nhà phân phối, vận chuyển.
Sau đây là năm xu hướng định hình lĩnh vực logistics cho ngành bán lẻ và thương mại điện tử tại Châu Đại Dương:
(1) Doanh thu thương mại điện tử gia tăng và nhu cầu đổi mới giao hàng chặng cuối:
Doanh thu thương mại điện tử ở Châu Đại Dương dự kiến sẽ đạt 42,70 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, tăng lên 67,10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2029.
Khu vực này vẫn còn nhiều dư địa để bắt kịp các khu vực khác trên thế giới về giá trị trực tuyến và tần suất mua hàng trực tuyến. Ví dụ, ở Hàn Quốc, ít nhất một nửa số người mua sắm trực tuyến thực hiện mua hàng hàng tuần, so với 25% ở Úc. Nhưng những thói quen hình thành trong đại dịch COVID-19 đã định hình phong cách mua hàng mới ở cộng đồng người tiêu dùng trên thế giới.
Tuy nhiên, áp lực về chi phí, do lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng và các yếu tố khác, đã tác động đáng kể đến tăng trưởng. Quy mô từng giỏ hàng trực tuyến đã giảm ở Úc vào năm 2023 khi người tiêu dùng ngần ngại chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu và đặc biệt là thế hệ trẻ cẩn thận hơn với tiền của mình. Và mức tăng trưởng chi tiêu bán lẻ theo năm của quốc gia này đã giảm xuống còn 2% vào năm 2023, thấp hơn mức trung bình trước COVID-19.
(2) Sự khác biệt giữa các thế hệ trong lựa chọn mua hàng và dịch vụ giao nhận
Mặc dù có thu nhập trung bình đầu người cao trên thế giới nhưng số tiền chi tiêu trực tuyến và chi tiêu cho những gì khác nhau đáng kể giữa các nhóm tuổi tại Úc và New Zealand. Các mặt hàng thời trang chiếm ưu thế trong giỏ hàng mua sắm trực tuyến của Thế hệ Z, trong khi các mặt hàng gia dụng và làm vườn chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với các thế hệ cũ. Một sự phân hóa khác giữa các nhóm tuổi là khả năng trả lại các mặt hàng đã mua trực tuyến của những người trẻ tuổi cao hơn. Đặc biệt, người tiêu dùng gen Z có xu hướng lựa chọn các dịch vụ giao hàng tận nơi (tận nhà, công sở) và các ưu đãi đổi trả hơn so với thế hệ trước là những người thích lựa chọn kỹ lưỡng mặt hàng họ sẽ mua.
Sự phân chia nhân khẩu học mới này đang định hình cả chiến lược bán lẻ đầu cuối và quy trình logistics cuối cùng. Để thu hút những người mua trẻ tuổi, các thương hiệu thời trang như Princess Polly đang xây dựng mô hình kinh doanh của họ trong hệ sinh thái thương mại điện tử và mô hình “mua ngay trả sau”.
Để phục vụ những khách hàng lớn tuổi, đa kênh, các nhà bán lẻ lớn như Target Australia vẫn phụ thuộc nhiều vào các trung tâm phân phối khu vực để bổ sung hàng hóa khi cần thiết. Tối ưu hóa quy trình hoàn thiện đơn hàng và quản lý hàng tồn kho trên các kênh phân phối này là một thách thức logistics lớn và mạng lưới kho bãi và cần được điều chỉnh theo hướng cho phép định vị hàng tồn kho hiệu quả hơn và gần với người tiêu dùng cuối.
(3) Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp J.I.T
Các nhà bán lẻ buộc phải chuyển đổi mô hình hàng tồn kho của mình sang phương pháp tiếp cận J.I.T để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng chi phí thấp. Mô hình này sẽ trở nên phổ biến hơn khi nhiều nhà bán lẻ tìm cách giảm chi phí trong môi trường lạm phát bào mòn sức mua của người tiêu dùng.
Do vòng đời sản phẩm có xu hướng ngắn hơn, các nhà bán lẻ không muốn bị thiệt hại khi hàng tồn kho trở nên lỗi thời cũng như không muốn trả thêm chi phí kho bãi và lưu trữ. Mức tồn kho tinh gọn này phụ thuộc vào việc bổ sung hàng kịp thời trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Để tinh giản chi phí và linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường, các nhà bán lẻ tại Úc và New Zealand có xu hướng tìm kiếm sự đổi mới từ các nhà cung cấp và chuỗi cung ứng của họ để tăng độ chính xác trong hoạt động.
Việc cân bằng nhu cầu về kho dự trữ và tránh tình trạng kệ hàng trống trong khi vẫn kiểm soát được chi phí đã trở thành vấn đề của toàn bộ chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn quan trị chuỗi cung ứng gần đây đã giới thiệu các giải pháp cho vấn đề này theo nhiều cách như cung cấp kho bãi có khả năng mở rộng sức chứa (tăng số pallet) hoặc tùy chỉnh, logistics tích hợp và khả năng hiển thị chuỗi cung ứng đầu cuối tốt hơn.
(4) Phân phối, giao nhận nhóm hàng “Đồ gia dụng” và dịch vụ lắp đặt kèm theo
Sự trỗi dậy của thời trang nhanh theo xu hướng mới nhất được thúc đẩy bởi chuỗi cung ứng tinh gọn, toàn cầu hóa, và các nhà cung ứng liên tục đưa ra các sản phẩm mới. Hiện nay, mô hình này đang mở rộng sang các lĩnh vực tiêu dùng khác như đồ gia dụng và đồ nội thất.
Sự tăng trưởng đáng kể trong “các thương hiệu phong cách sống”, được thúc đẩy bởi phương tiện truyền thông xã hội, làm việc tại nhà nhiều hơn và các yếu tố khác, đưa thời trang vào phong cách gia đình. Một số thương hiệu quần áo như H&M và Zara đã mở rộng sang đồ gia dụng và các công ty truyền thống khác đang chịu áp lực phải cung cấp các mặt hàng đồ gia dụng giá rẻ, hợp thời trang cho những người tiêu dùng có ý thức về chi phí nhưng theo kịp thời trang. Thường thì điều này liên quan đến các chiến thuật tương tự như những công ty thời trang nhanh – tìm nguồn cung ứng các mặt hàng dùng một lần, ít cam kết thông qua các nhà cung cấp linh hoạt ở nước ngoài. Phong trào “đồ gia dụng nhanh” này gây thêm áp lực lên tính linh hoạt của chuỗi cung ứng.
So với quần áo, những mặt hàng cồng kềnh này phức tạp và tốn kém hơn khi vận chuyển qua các mạng lưới logistics, đồng thời cũng yêu cầu dịch vụ phụ trợ là lắp đặt, bảo dưỡng.... Nhưng kỳ vọng về tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường và doanh thu hàng tồn kho vẫn không hề dễ dàng và đòi hỏi những giải pháp mới như giải pháp hoàn thiện đơn hàng nhỏ– đưa hàng tồn kho đến các cơ sở logistics nhỏ, thường gần người tiêu dùng hơn nhiều.
(5) Áp dụng công nghệ trên toàn bộ chuỗi cung ứng
Đầu tư vào công nghệ được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các công ty logistics tại Châu Đại Dương khi các nhà sản xuất và nhà bán lẻ ngày càng ưu tiên khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc của hàng hóa dọc suốt chuỗi cung ứng. Họ đặt mục tiêu theo dõi chặt chẽ các sản phẩm để quản lý chi phí, giảm thiểu rủi ro và cung cấp cho khách hàng sự minh bạch về đơn hàng.
Bổ sung công nghệ thông minh vào mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng là trọng tâm trong chiến lược mới tại Australia và New Zealand. Sử dụng hệ thống cổng tự động và kho lưu trữ cao để tăng cường hiệu quả kho, chuỗi cung ứng được kết nối sẽ giúp nâng cao khả năng hiển thị nâng cao và quản lý hàng tồn kho năng động.
Việc áp dụng AI và máy học sẽ rất quan trọng để giúp các nhà bán lẻ điều hướng và quản lý các dịch vụ trực tuyến của họ. Công nghệ sẽ ngày càng trở thành một yếu tố khác biệt về dịch vụ đối với các công ty logistics đối với khẳ năng phục hồi và hiển thị chuỗi cung ứng.
Tóm lại, mặc dù có nhiều tiến triển tốt, nhưng nhà quản trị chuỗi cung ứng tại Úc và New Zealand sẽ vẫn còn nhiều điều phải làm khi châu lục này phải khắc phục các hạn chế như khoảng cách xa, dân số phân tán, chi phí hạ tầng tốn kém…để tận dụng các cơ hội từ lĩnh vực logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo tháng thị trường logistics Australia và New Zealand và các lưu ý đối với Việt Nam)
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY