Tác động của việc tăng phí cảng biển tại Klang Port (Malaysia)
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
--------
Trong tháng 7/2025, các chủ hàng và hãng vận chuyển cũng như Liên đoàn các nhà sản xuất Malaysia (FMM) tiếp tục thể hiện các quan ngại về việc tăng phí cảng biển tại Cảng Klang (được Bộ Giao thông Vận tải Malaysia phê duyệt, công bố vào ngày 13/6/2025, bắt đầu áp dụng từ 1/7/2025). Theo các bên bị ảnh hưởng, thời điểm tăng phí này là không phù hợp, trong bối cảnh kinh tế và thương mại đứng trước nhiều rủi ro từ bên ngoài, gây bất lợi cho khả năng chống chịu của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh chung của hàng hóa Malaysia.
Cơ cấu biểu phí sửa đổi bao gồm việc tăng 30% phí xử lý container, được thực hiện theo ba giai đoạn, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2025. Mức tăng tiếp theo là 10% từ ngày 1 tháng 1 năm 2026 và 5% từ ngày 1 tháng 1 năm 2027. Cùng với việc tăng phí xử lý, phí lưu trữ container dự kiến sẽ tăng từ 197% đến 243%, gây gánh nặng đáng kể cho các nhà sản xuất vốn đã phải đối mặt với áp lực chi phí từ những bất lợi trong nước và toàn cầu.
Đợt tăng phí này diễn ra vào thời điểm các ngành kinh tế của nước này đang phải đối mặt với những cú sốc bên ngoài chưa được giải quyết, bao gồm thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Malaysia, việc mở rộng Thuế bán hàng và dịch vụ (SST) và kế hoạch tái cấu trúc giá điện. Tổng hợp những áp lực về chi phí này sẽ tạo ra thách thức rất lớn với các nhà sản xuất và xuất khẩu tại thời điểm quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của Malaysia, làm xói mòn thêm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của nước này.
Việc chi phí tăng mạnh từ tháng 7/2025 có thể làm gián đoạn cơ cấu chi phí của cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tại thời điểm quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của Malaysia. Theo mức giá được công bố bởi Cảng Klang, phí xử lý container cho một container 20 feet sẽ tăng từ 300 RM lên 390 RM trong ba giai đoạn. Với việc Cảng Klang xử lý khoảng 12,5 triệu TEU mỗi năm, điều này có thể dẫn đến chi phí hàng năm tăng thêm 1,125 tỷ RM cho ngành khi triển khai đầy đủ.
Các cảng biển Malaysia vốn có lợi thế cạnh tranh nhờ cơ cấu chi phí hợp lý. Tuy nhiên, với mức giá mới, phí xử lý container sẽ lên tới 120–130 đô la Mỹ/TEU, tương đương với mức giá ở Singapore và Hồng Kông, nhưng cao hơn nhiều so với các nước láng giềng ASEAN như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.
Việc Malaysia tụt hạng xuống vị trí thứ 34 trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới của IMD và vị trí thứ 26 trong Chỉ số hiệu suất hậu cần của Ngân hàng Thế giới là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy cần có giải pháp để cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có giảm chi phí hạ tầng.
Việc tăng thuế quan gửi đi thông điệp sai lệch đến các nhà đầu tư và có thể làm suy yếu kế hoạch kinh doanh và dòng chảy thương mại, đặc biệt là khi các nhà sản xuất đang phải vật lộn với biên lợi nhuận thu hẹp và tình hình toàn cầu bất ổn. Do những tác động dây chuyền của nhiều thay đổi chính sách, Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất Malaysia (FMM) kêu gọi chính phủ xem xét lại toàn diện, thúc đẩy sự phối hợp liên bộ về các biện pháp liên quan đến chi phí ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Về phần mình, cơ quản quản lý Port Klang cho rằng việc tăng phí là cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Cảng Klang là một trong những cảng chính quan trọng của Malaysia, có lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, dẫn đến nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng quy mô hàng hóa mới. Tám bến cảng container mới được quy hoạch tại Westports sẽ được cải tạo và nạo vét để mở rộng cảng thêm 14 triệu TEU.
Nguồn: VITIC, Trích từ Báo cáo tháng thị trường logistics ASEAN và các lưu ý.
(3) Nghiên cứu thị trường năng lượng, xăng dầu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(4) Thông tin thị trường M&A thế giới và Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(5) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY