Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Indonesia thử nghiệm hệ thống logisics kết hợp xe tải-tàu hỏa (truck rail logistics)

02/07/2024 11:14

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

-------------------------

Bộ Giao thông Vận tải Indonesia đặt mục tiêu tiến hành thử nghiệm một chuyến tàu chở hàng đến Cảng Garongkong ở Barru Regency, Nam Sulawesi, thông qua tuyến Makassar-Parepare trong năm nay, với điểm nhấn là đưa cả xe tải chứa hàng lên tàu.

Kế hoạch táo bạo này sẽ cho phép đưa xe tải lên tàu hỏa để kết nối cảng và các khu công nghiệp ở Nam Sulawesi nhanh chóng, thuận tiện. 

Theo Trưởng bộ phận Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải Malaysia, Risal Wasal cho biết, tàu chở hàng từ và đến Cảng Garongkong sẽ đưa hàng hóa giữa nhà máy và cảng nhanh chóng, hiệu quả.

Việc khởi chạy thử nghiệm có thể là vào tháng 10/2024. Hệ thống đường cao tốc lăn sẽ dài 108 km từ Ga Rammang-Rammang đến Garongkong. Ga Rammang-Rammang được bao quanh bởi các cảng cạn, tạo điều kiện cho hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ đó đến Ga Garongkong. Việc đưa hàng hóa từ xe tải chở hàng lên tàu hỏa sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn về mặt kinh tế và xã hội.

Dự án sẽ trực tiếp vận chuyển xe tải về cảng, cho xe lên tàu. Dịch vụ này đặc biệt hữu ích cho việc vận chuyển hàng hóa như xi măng hoặc các nguyên liệu thô công nghiệp khác đến cảng. Giai đoạn đầu sẽ có 20 toa sàn phẳng chở 40 xe tải trên mỗi chuyến.

Các tác động tích cực của mô hình vận tải này sẽ bao gồm giảm tắc nghẽn giao thông và mức độ xuống cấp của đường bộ, đồng thời giảm áp lực đối với các tài xế. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, các xe tải được đưa lên tàu sẽ được giám sát chặt chẽ, với các quy định nghiêm ngặt về xe tải quá khổ và quá tải (ODOL).

Giảm tắc nghẽn giao thông có cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường và giúp lĩnh vực logistics tại Indonesia bền vững hơn.

Một số ngành công nghiệp ở Sulawesi, chẳng hạn như các nhà máy xi măng, có thể sử dụng hệ thống này. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải Indonesia cũng đang hướng đến mô hình này cho vận chuyển sản phẩm nông nghiệp. Bộ Giao thông vận tải đã đặt tên nhà điều hành vận tải hậu cần là Kereta Api Indonesia Timur. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa thông báo giá trị đầu tư hoặc công ty nào sẽ tham gia vào liên danh.

Theo nhận định của người đứng đầu Cơ quan quản lý cảng biển Makassar (KSOP) Sahatua P Simatupang, trong tương lai hoạt động của Cảng Makassar sẽ hiệu quả hơn với việc vận hành tàu chở hàng Makassar-Parepare. Hơn nữa, Ga Mandai được kết nối với Cảng Makassar hoặc Cảng Mới Makassare và có thêm hai ga nữa nối Maros và Makassar qua tuyến Makassar-Parepare. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng hoạt động logistics sẽ sôi động hơn khi mô hình vận chuyển kết hợp mới này được hoàn thiện.

Trong khi đó, Chính quyền tỉnh Nam Sulawesi đang tập trung mở tuyến vận chuyển mới qua Cảng Garongkong ở Barru Regency đến Kalimantan, củng cố vị thế của Thành phố Nusantara (IKN). Hiện nay, đề án mở tuyến mới đã được trình lên Tổng cục Vận tải biển (Bộ GTVT Malaysia).

Tuyến Makassar-Parepare là tuyến đường sắt đầu tiên ở Sulawesi, dài 145 km. Tuyến Makassar-Parepare là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển tuyến đường sắt xuyên Sulawesi.

Chính phủ Indonesia, thông qua Tổng cục Đường sắt của Bộ Giao thông Vận tải, đã khởi động tuyến đường sắt Makassar-Parepare, kéo dài từ Ga Mandai, Ga Maros, Ga Rammang Rammang, Ga Pangkajene, Ga Labakkang, Ga Ma'rang, Ga Mandalle, Ga Tanete Rilau, Ga Barru, đến Ga Garongkong. Tuyến đường sắt ban đầu là tuyến đường đơn, nhưng quỹ đất đã được chuẩn bị sẵn có thể đáp ứng được đường sắt đôi. Tuyến đường dự kiến ​​bao gồm 17 ga sẽ đóng vai trò là cửa ngõ đường sắt quan trọng. Hiện nay, công suất sử dụng cho các chuyến tàu chở hành khách dao động từ 50% đến 70% vào cuối tuần.

Toàn tuyến dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2026. Trong tương lai, chính phủ Indonesia đang nhắm tới tuyến đường sắt xuyên Sulawesi để kết nối với Bắc Sulawesi và Gorontalo, điểm giữa sẽ được kết nối với Palu ở Trung Sulawesi và Đông Nam Sulawesi.

Tất cả những nội dung này đã được đưa vào quy hoạch tổng thể đường sắt của Indonesia. Chính phủ sẽ tài trợ cho cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện tại thông qua ngân sách nhà nước (APBN).

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN, tháng 6/2024)

 
(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(3) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(4) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(6) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 45
Số người truy cập: 6.235.090
Chung nhan Tin Nhiem Mang