Vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển của Thái Lan
21/06/2018 22:39
Vận tải đường thủy nội địa và vận tải ven biển của Thái Lan có một số lợi thế so với các phương thức vận tải khác do chi phí vận chuyển thấp hơn, tải trọng và khả năng lưu trữ hàng cao hơn và thân thiện với môi trường, nhưng đến nay mới chỉ chiếm 17% tổng vận tải hàng hóa ở Thái Lan và được chia thành hai loại gồm: Đường thuỷ nội địa với tuyến đường chính từ sông Pa Sak và sông Chao Phraya đến Ayutthaya Ang Thong đến Chonburi và Vận tải ven biển giữa các cảng tại Laem Chabang, Bangkok và Samutprakarn.
Đường thủy nội địa với các tuyến đường chính từ sông Pa Sak và sông Chao Phraya đến Ayutthaya và Ang Thong và Koh Sichang đến Chonburi.
Sông Pa Sak là một con sông ở miền Trung Thái Lan. Sông này bắt nguồn từ huyện Dan Sai, tỉnh Loei, chảy qua tỉnh Phetchabun như là xương sống của tỉnh. Sau đó sông này chảy qua phía Đông của tỉnh Lopburi và tỉnh Saraburi, cho đến khi cùng hợp lưu với sông Lopburi tại Đông Bắc của đảo Ayutthaya, trước khi đổ vào sông Chao Phraya ở Đông Nam của đảo Ayutthaya.
Sông Chao Phraya chảy từ phía Bắc đến phía Nam với chiều dài 372 km từ các đồng bằng Trung bộ đến Bangkok và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên ở tỉnh Chainat sông này chia ra đôi thành dòng chính và sông Tha Chin chảy song song với dòng chính và đổ vào vịnh Thái Lan cách Bangkok khoảng 35 km về phía tây, tại Samut Sakhon. Ở vùng đồng bằng phù sa thấp bắt đầu dưới đập Chainat có nhiều con kênh đào (khlong) chảy ra từ sông chính, tạo thành hệ thống thủy lợi cho các đồng lúa. Các thành phố ven sông này có Nakhon Sawan, Uthai Thani, Chainat, Singburi, Ang Thong, Ayutthaya, Pathum Thani, Nonthaburi, Bangkok và Samut Prakan.
Tổng khối lượng vận tải trên tuyến này vảo khoảng 50-60 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng CAGR 1,5% trong 5 năm qua. Các sản phẩm chính cho giao thông đường thuỷ nội địa là đất, đá, cát, than, xi măng, sắn và gạo.
Tổng sản lượng đường vận chuyển ven biển cũng vào khoảng 60 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng CAGR là 3,6% trong 5 năm qua. Các sản phẩm chính cho vận tải ven biển là các sản phẩm dầu mỏ và container.
Chi phí vận chuyển liên quan đến vận chuyển hàng hóa đường bộ, phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải và lưu lượng hàng. Một số yếu tố cụ thể như sau:
1) Các chi phí liên quan đến việc sử dụng vận tải đường bộ tại Thái Lan đang gia tăng, do một số yếu tố bao gồm cả sự gia tăng giá dầu toàn cầu, vấn đề giao thông, các quy định về trọng lượng vận chuyển hàng hóa trên đường (cấm quá tải). Hàng hóa vận chuyển như mía, khoáng sản và sắn, có thể sẽ được thay thế bằng vận tải đường thủy.
2) Đầu tư cơ sở hạ tầng hàng hải từ đầu tư công, theo kế hoạch chiến lược vận tải đường thủy với ngân sách 50 tỷ Bạt để cải tạo tuyến đường thủy nội địa và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến ô nhiễm ven biển, ở sông Chao Phraya và sông Nan (sông Nan là một trong những sông nhánh quan trọng nhất của sông Chao Phraya, Thái Lan. Sông Nan bắt nguồn từ tỉnh Nan. Các tỉnh dọc theo sông Nan là Uttaradit, Phitsanulok và Phichit. Sông Yom nhập vào sông Nan tại huyện Chum Saeng, tỉnh Nakhon Sawan. Khi sông Nan nhập với sông Ping tại Pak Nam Pho trong thị xã Nakhon Sawan nó trở thành sông Chao Phraya.).
Dự án trên đường cải thiện tuyến đường giữa sông Pa Sak và sông Chao Phraya ra biển, và dự án xây dựng các cảng ven biển mới.
3) Quy định về kích thước tàu có thể cập cảng tại cảng Laem Chabang, xu hướng tăng kích cỡ tàu….; chính sách giảm việc sử dụng cảng Bangkok để vận chuyển hàng hóa quốc tế,
Vận chuyển container dự báo sôi động hơn sẽ giúp vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của Thái Lan có thể tăng 10% CAGR trong 5 năm tới với hơn 9.000 chuyến xà lan mỗi năm.
Tuyến đường thủy nội địa đến Vịnh Thái Lan tại Samutprakarn và kết nối với Chao Buri có triển vọng do gần nhiều khu công nghiệp quan trọng : Khu công nghiệp Park Rojana, Khu công nghiệp Navanakorn, Hi-tech Industrial Estate, và khu công nghiệp Bangkadi, nằm trong phạm vi 15 km của con sông. Kết quả là, vận tải thủy có thể tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp. Các hàng hóa phù hợp với vận chuyển container trên xà lan gồm phụ tùng ô tô, thiết bị, phụ tùng điện và thực phẩm chế biến. Chi phí vận tải đường thủy cho một container 20-foot (hai mươi TEU: TEU) là khoảng 2,500 Bạt trong khi vận chuyển đường bộ có chi phí lên tới 7000 Bạt.
Về vận tải ven biển, tuyến đường chính sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường vận tải biển là tuyến đường giữa cảng Bangkok và Samutprakarn với cảng Laem Chabang, vì sẽ ngày càng có nhiều xà lan vận chuyển hàng hóa giữa các cảng này. Các mặt hàng chính sẽ được vận chuyển bằng container, tăng trưởng với tốc độ CAGR 12% trong giai đoạn 2012-2016 và dự kiến tăng 17% CAGR trong tương lai cùng với xu hướng tăng của vận tải container quốc tế. Ngoài ra, tuyến đường ven biển giữa Laem Chabang và Suratthani hiệu quả hơn so với vận tải đường bộ (hiện tại phương tiện giao thông đường bộ chiếm 60% trong khi đường thủy chiếm 35%) do chi phí thấp hơn, tuyến ngắn hơn và cung cấp kết nối đến các cảng nước ngoài như Malaysia và Singapore.
VITIC tổng hợp/ Theo Siam Commercial bank
Đường thủy nội địa với các tuyến đường chính từ sông Pa Sak và sông Chao Phraya đến Ayutthaya và Ang Thong và Koh Sichang đến Chonburi.
Sông Pa Sak là một con sông ở miền Trung Thái Lan. Sông này bắt nguồn từ huyện Dan Sai, tỉnh Loei, chảy qua tỉnh Phetchabun như là xương sống của tỉnh. Sau đó sông này chảy qua phía Đông của tỉnh Lopburi và tỉnh Saraburi, cho đến khi cùng hợp lưu với sông Lopburi tại Đông Bắc của đảo Ayutthaya, trước khi đổ vào sông Chao Phraya ở Đông Nam của đảo Ayutthaya.
Sông Chao Phraya chảy từ phía Bắc đến phía Nam với chiều dài 372 km từ các đồng bằng Trung bộ đến Bangkok và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên ở tỉnh Chainat sông này chia ra đôi thành dòng chính và sông Tha Chin chảy song song với dòng chính và đổ vào vịnh Thái Lan cách Bangkok khoảng 35 km về phía tây, tại Samut Sakhon. Ở vùng đồng bằng phù sa thấp bắt đầu dưới đập Chainat có nhiều con kênh đào (khlong) chảy ra từ sông chính, tạo thành hệ thống thủy lợi cho các đồng lúa. Các thành phố ven sông này có Nakhon Sawan, Uthai Thani, Chainat, Singburi, Ang Thong, Ayutthaya, Pathum Thani, Nonthaburi, Bangkok và Samut Prakan.
Tổng khối lượng vận tải trên tuyến này vảo khoảng 50-60 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng CAGR 1,5% trong 5 năm qua. Các sản phẩm chính cho giao thông đường thuỷ nội địa là đất, đá, cát, than, xi măng, sắn và gạo.
Tổng sản lượng đường vận chuyển ven biển cũng vào khoảng 60 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng CAGR là 3,6% trong 5 năm qua. Các sản phẩm chính cho vận tải ven biển là các sản phẩm dầu mỏ và container.
Chi phí vận chuyển liên quan đến vận chuyển hàng hóa đường bộ, phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải và lưu lượng hàng. Một số yếu tố cụ thể như sau:
1) Các chi phí liên quan đến việc sử dụng vận tải đường bộ tại Thái Lan đang gia tăng, do một số yếu tố bao gồm cả sự gia tăng giá dầu toàn cầu, vấn đề giao thông, các quy định về trọng lượng vận chuyển hàng hóa trên đường (cấm quá tải). Hàng hóa vận chuyển như mía, khoáng sản và sắn, có thể sẽ được thay thế bằng vận tải đường thủy.
2) Đầu tư cơ sở hạ tầng hàng hải từ đầu tư công, theo kế hoạch chiến lược vận tải đường thủy với ngân sách 50 tỷ Bạt để cải tạo tuyến đường thủy nội địa và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến ô nhiễm ven biển, ở sông Chao Phraya và sông Nan (sông Nan là một trong những sông nhánh quan trọng nhất của sông Chao Phraya, Thái Lan. Sông Nan bắt nguồn từ tỉnh Nan. Các tỉnh dọc theo sông Nan là Uttaradit, Phitsanulok và Phichit. Sông Yom nhập vào sông Nan tại huyện Chum Saeng, tỉnh Nakhon Sawan. Khi sông Nan nhập với sông Ping tại Pak Nam Pho trong thị xã Nakhon Sawan nó trở thành sông Chao Phraya.).
Dự án trên đường cải thiện tuyến đường giữa sông Pa Sak và sông Chao Phraya ra biển, và dự án xây dựng các cảng ven biển mới.
3) Quy định về kích thước tàu có thể cập cảng tại cảng Laem Chabang, xu hướng tăng kích cỡ tàu….; chính sách giảm việc sử dụng cảng Bangkok để vận chuyển hàng hóa quốc tế,
Vận chuyển container dự báo sôi động hơn sẽ giúp vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của Thái Lan có thể tăng 10% CAGR trong 5 năm tới với hơn 9.000 chuyến xà lan mỗi năm.
Tuyến đường thủy nội địa đến Vịnh Thái Lan tại Samutprakarn và kết nối với Chao Buri có triển vọng do gần nhiều khu công nghiệp quan trọng : Khu công nghiệp Park Rojana, Khu công nghiệp Navanakorn, Hi-tech Industrial Estate, và khu công nghiệp Bangkadi, nằm trong phạm vi 15 km của con sông. Kết quả là, vận tải thủy có thể tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp. Các hàng hóa phù hợp với vận chuyển container trên xà lan gồm phụ tùng ô tô, thiết bị, phụ tùng điện và thực phẩm chế biến. Chi phí vận tải đường thủy cho một container 20-foot (hai mươi TEU: TEU) là khoảng 2,500 Bạt trong khi vận chuyển đường bộ có chi phí lên tới 7000 Bạt.
Về vận tải ven biển, tuyến đường chính sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường vận tải biển là tuyến đường giữa cảng Bangkok và Samutprakarn với cảng Laem Chabang, vì sẽ ngày càng có nhiều xà lan vận chuyển hàng hóa giữa các cảng này. Các mặt hàng chính sẽ được vận chuyển bằng container, tăng trưởng với tốc độ CAGR 12% trong giai đoạn 2012-2016 và dự kiến tăng 17% CAGR trong tương lai cùng với xu hướng tăng của vận tải container quốc tế. Ngoài ra, tuyến đường ven biển giữa Laem Chabang và Suratthani hiệu quả hơn so với vận tải đường bộ (hiện tại phương tiện giao thông đường bộ chiếm 60% trong khi đường thủy chiếm 35%) do chi phí thấp hơn, tuyến ngắn hơn và cung cấp kết nối đến các cảng nước ngoài như Malaysia và Singapore.
VITIC tổng hợp/ Theo Siam Commercial bank