Xuất khẩu trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc tăng "đáng kinh ngạc" nhờ vận tải đường sắt
24/08/2023 14:01
Xuất khẩu trái cây của Thái Lan sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh 365% trong 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Điều này, một phần vì Trung Quốc bình thường hóa các hoạt động kinh tế sau đại dịch, phần khác nhờ những thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa bằng Đường sắt Trung Quốc-Lào giúp thời gian giao hàng giảm đáng kể.
Thái Lan cũng đang tận dụng các ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do và những nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh của trái cây xuất khẩu, khai thác tiềm năng tại các thị trường Đông Bắc Á thông qua việc tận dụng các lợi thế vượt trội trong vận chuyển nhóm hàng nhạy cảm với thời gian.
Tuyến đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội kinh doanh nông sản của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tuyến đường này đã giúp giảm thời gian vận chuyển xuống dưới 15 giờ, tức là giảm đáng kể so với hành trình 24 giờ bằng đường bộ trước đó.
Theo phân tích của bà Auramon Supthaweethum- Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại (DTN) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể kể từ khi tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2021. Dữ liệu cho thấy các chuyến hàng qua cảng cạn (ICD) phía đông bắc Nong Khai, tiếp giáp với biên giới Lào đã tăng mạnh từ chỉ 90,41 triệu baht (2,55 triệu USD) trong năm 2021 lên 1,96 tỷ baht (55 triệu USD) vào năm 2022.
Khoảng thời gian 5 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận các chuyến hàng của Thái Lan đến Trung Quốc thông qua Đường sắt Trung Quốc tăng mạnh với giá trị hơn 2,84 tỷ baht. Theo số liệu từ Vụ Đàm phán Thương mại (Thái Lan), các lô hàng sầu riêng tươi đang chiếm ưu thế với tỷ trọng 72% lượng xuất khẩu.
Sự ưa chuộng trái cây Thái Lan trong cộng đồng người tiêu dùng Trung Quốc đã thể hiện rõ trong thời gian qua. Đáng chú ý, các chuyến hàng hướng tới Trung Quốc báo hiệu xu hướng tăng trưởng ổn định trong tương lai của nguồn hàng nông sản từ Thái Lan thông qua hệ thống đường sắt Trung-Lào, cũng như vai trò của các thị trường Đông Á trong thương mại nông sản nói chung, trái cây nói riêng của nước này.
Nguồn: VITIC, trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN (tháng 8/2023)
THÔNG TIN THAM KHẢO: TƯƠNG QUAN VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC KẾT NỐI ĐƯỜNG SẮT TRONG ASEAN VÀ VỚI TRUNG QUỐC: VẤN ĐỀ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM, TẠI ĐÂY
Thái Lan cũng đang tận dụng các ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do và những nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh của trái cây xuất khẩu, khai thác tiềm năng tại các thị trường Đông Bắc Á thông qua việc tận dụng các lợi thế vượt trội trong vận chuyển nhóm hàng nhạy cảm với thời gian.
Tuyến đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội kinh doanh nông sản của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tuyến đường này đã giúp giảm thời gian vận chuyển xuống dưới 15 giờ, tức là giảm đáng kể so với hành trình 24 giờ bằng đường bộ trước đó.
Theo phân tích của bà Auramon Supthaweethum- Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại (DTN) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể kể từ khi tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2021. Dữ liệu cho thấy các chuyến hàng qua cảng cạn (ICD) phía đông bắc Nong Khai, tiếp giáp với biên giới Lào đã tăng mạnh từ chỉ 90,41 triệu baht (2,55 triệu USD) trong năm 2021 lên 1,96 tỷ baht (55 triệu USD) vào năm 2022.
Khoảng thời gian 5 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận các chuyến hàng của Thái Lan đến Trung Quốc thông qua Đường sắt Trung Quốc tăng mạnh với giá trị hơn 2,84 tỷ baht. Theo số liệu từ Vụ Đàm phán Thương mại (Thái Lan), các lô hàng sầu riêng tươi đang chiếm ưu thế với tỷ trọng 72% lượng xuất khẩu.
Sự ưa chuộng trái cây Thái Lan trong cộng đồng người tiêu dùng Trung Quốc đã thể hiện rõ trong thời gian qua. Đáng chú ý, các chuyến hàng hướng tới Trung Quốc báo hiệu xu hướng tăng trưởng ổn định trong tương lai của nguồn hàng nông sản từ Thái Lan thông qua hệ thống đường sắt Trung-Lào, cũng như vai trò của các thị trường Đông Á trong thương mại nông sản nói chung, trái cây nói riêng của nước này.
Nguồn: VITIC, trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN (tháng 8/2023)
THÔNG TIN THAM KHẢO: TƯƠNG QUAN VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC KẾT NỐI ĐƯỜNG SẮT TRONG ASEAN VÀ VỚI TRUNG QUỐC: VẤN ĐỀ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM, TẠI ĐÂY
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
Phân tích thị trường, ngành hàng TRÁI CÂY, TẠI ĐÂY