Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 28 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

ĐBSCL: Cần tập trung gỡ các nút thắt hạ tầng giao thông

12/09/2017 08:37
 Thời gian qua, việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của ĐBSCL đạt được những kết quả hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của khu vực ĐBSCL và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.Tuy nhiên, hệ thống giao thông của khu vực ĐBSCL còn nhiều bất cập, đòi hỏi từ nay đến năm 2020 phải tháo gỡ được các nút thắt chính về hạ tầng giao thông của vùng.

Theo đó, nút thắt lớn nhất là nút thắt của cao tốc TPHCM đi Cần Thơ-dự án trọng điểm, có ý nghĩa quyết định tháo gỡ nút thắt, kết nối giao thông giữa khu vực ĐBSCL và TPHCM, đồng thời tạo ra giao thông đối ngoại với bên ngoài, góp phần phần nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của khu vực ĐBSCL.

 

Bộ GTVT tiếp tục chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, tháo gỡ các khó khăn để sớm triển khai dự án BOT Trung Lương-Mỹ Thuận với tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, cố gắng phải hoàn thành dự án này vào năm 2019. Dự án thứ 2 là dự án Mỹ Thuận đi Cần Thơ với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, Bộ GTVT đã chủ động thực hiện dự án này, yêu cầu phải sớm làm các thủ tục để tổ chức đấu thầu.

Nút thắt thứ hai, cụm dự án cầu Cao Lãnh và một đoạn tuyến tới Vàm Cống có tổng đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng cần thiết phải hoàn thành vào cuối năm 2017. Cụm dự án từ Vàm Cống đến Kiên Giang với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 6.000 tỷ phải hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2018.

Nút thắt thứ 3 là tuyến nối Quốc lộ 1 tại Sóc Trăng theo Quốc lộ 60 (qua Trà Vinh-Bến Tre) nối với Quốc lộ 1 và cao tốc TPHCM-Cần Thơ, trong đó phải làm sớm cầu Đại Ngãi và cầu Rạch Miễu 2.
Chính phủ 

 yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu ngay việc tìm vật liệu thay thế cát xây dựng truyền thống và cát san nền để đáp ứng nhu cầu cát cho nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Trong giai đoạn 2010-2015, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL đã được đầu tư, hoàn thành 40 dự án với tổng vốn đầu tư 43.682 tỷ đồng, tương đương 11,5% tổng mức vốn đầu tư thực hiện của ngành giao thông cả nước. Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai 16 dự án trong vùng.
Giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT đề xuất kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng ĐBSCL, đường bộ sẽ hoàn thiện 5 trục dọc là tuyến N1, N2, quốc lộ 1, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ- Cà Mau và hành lang ven biển. Ngoài ra, hoàn thành đầu tư nâng cấp các tuyến trục ngang gồm các tuyến quốc lộ 30, 53, 54, 57, 61, 62, 63, 80, 91 đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe và tập trung nâng cấp quốc lộ 61 (đoạn Cần Thơ-Vị Thanh)...; hoàn thành các cầu lớn là Vàm Cống, Cao Lãnh, Đại Ngãi và Rạch Miễu 2. Về hàng không, tiếp tục đầu tư nâng cấp để nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ các Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cảng Hàng không Rạch Giá, Cảng Hàng không Cà Mau… Đường sắt tiến hành nghiên cứu và tìm nguồn vốn để đầu tư tuyến TP Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho, Cần Thơ vào thời điểm thích hợp. Về đường thủy nội địa, tiếp tục nâng cấp các tuyến vận tải thủy hiện có, trong đó tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải thủy của vùng; từng bước xử lý các cầu có tĩnh không thấp ảnh hưởng đến hoạt động vận tải thủy nội địa. Về đường biển, hoàn thành dự án luồng vào cảng trên sông Hậu, nâng cấp cụm cảng Cái Cui thành cảng tổng hợp quốc gia.


VITIC tổng hợp
 

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 12
Số người truy cập: 6.258.329
Chung nhan Tin Nhiem Mang