Nhiều hạng mục hạ tầng logistics tại khu kinh tế Nghi Sơn sẽ được nâng cấp
14/12/2018 15:21
Thủ tướng Chính phủ đã kí ban hành Quyết định số 1699/QĐ-TTg 2018 điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Theo đó, phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn bộ diện tích huyện Tĩnh Gia (12 xã trong Khu kinh tế Nghi Sơn cũ và các xã còn lại của huyện Tĩnh Gia); 03 xã: Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính (thuộc huyện Nông Cống) và 03 xã: Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc (thuộc huyện Như Thanh).
Tổng diện tích lập quy hoạch: 106.000 ha (trong đó, có 66.497,57 ha đất liền, hải đảo và 39.502,43 ha mặt nước biển). Ranh giới cụ thể được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp các xã: Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Công Liêm (huyện Nông Cống); Vườn Quốc gia Bến En, xã Phúc Đường (huyện Như Thanh), tỉnh Thanh Hóa.
Theo quy hoạch, tính chất của khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa sẽ như sau:
- Là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt; là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung;
- Là cụm đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đồng bộ và hiện đại với trung tâm là thành phố công nghiệp Nghi Sơn và các đô thị Hải Ninh, Yên Mỹ, Thanh Tân, được phát triển theo mô hình đô thị thông minh - xanh - bền vững;
- Là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và cảng biển Nghi Sơn;
- Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng.
Đặc biệt, phân vùng đất liền Khu kinh tế Nghi Sơn thành 05 khu vực như sau:
+ Khu cảng Nghi Sơn và phụ cận (gồm các xã: Nghi Sơn, Hải Hà, Hải Thượng, Hải Yến, Mai Lâm, Tĩnh Hải, Hải Bình): Là khu vực trọng điểm phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn. Trong đó tập trung phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, tổng kho dầu thô và hóa chất, các kho xăng dầu, khí hóa lỏng, cảng biển, dịch vụ logistics, hậu cần cảng và một số chức năng khác;
+ Khu phía Nam (gồm các xã: Tùng Lâm, Tân Trường, Trường Lâm, Phú Lâm): Là khu vực phát triển logistics, cảng cạn, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, tổng kho dầu thô và hóa chất v.v... Đây là khu vực trọng yếu về giao thông với Quốc lộ 1A, nút giao đường bộ cao tốc, đường sắt Bắc Nam, ga và đường sắt cao tốc. Là khu vực cửa ngõ của tỉnh Thanh Hóa và Khu kinh tế Nghi Sơn ở phía Nam, hình thành liên kết vùng với tỉnh Nghệ An (đặc biệt là thị xã Hoàng Mai);
+ Khu đô thị trung tâm (gồm thị trấn Tĩnh Gia và các xã: Ninh Hải, Hải Nhân, Hải Hòa, Bình Minh, Hải Thanh, Nguyên Bình, Xuân Lâm, Trúc Lâm): Là trung tâm thành phố với các hoạt động thương mại, dịch vụ, hành chính - chính trị, văn hóa - xã hội, vv…. Phía Tây khu đô thị trung tâm phát triển chuyên biệt về giáo dục, đào tạo và công nghiệp triển khai R&D, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Khu Đông Bắc (gồm các xã: Hải Châu, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn, Định Hải, Anh Sơn và trung tâm là khu đô thị Hải Ninh): Là cửa ngõ phía Bắc của Khu kinh tế Nghi Sơn, có dải ven biển dài 15 km. Quy hoạch phát triển du lịch biển kết hợp với đô thị; phát triển khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thủy, hải sản, tổng kho đông lạnh;
+ Khu phía Tây (gồm các xã: Công Chính, Công Bình, Yên Mỹ, Các Sơn, Phú Sơn, Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ): Là khu vực phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên của Khu kinh tế Nghi Sơn với trung tâm là hồ Yên Mỹ, ngoài ra khai thác phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông, lâm sản,...
VITIC tổng hợp
Tổng diện tích lập quy hoạch: 106.000 ha (trong đó, có 66.497,57 ha đất liền, hải đảo và 39.502,43 ha mặt nước biển). Ranh giới cụ thể được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp các xã: Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Công Liêm (huyện Nông Cống); Vườn Quốc gia Bến En, xã Phúc Đường (huyện Như Thanh), tỉnh Thanh Hóa.
Theo quy hoạch, tính chất của khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa sẽ như sau:
- Là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt; là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung;
- Là cụm đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đồng bộ và hiện đại với trung tâm là thành phố công nghiệp Nghi Sơn và các đô thị Hải Ninh, Yên Mỹ, Thanh Tân, được phát triển theo mô hình đô thị thông minh - xanh - bền vững;
- Là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và cảng biển Nghi Sơn;
- Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng.
Đặc biệt, phân vùng đất liền Khu kinh tế Nghi Sơn thành 05 khu vực như sau:
+ Khu cảng Nghi Sơn và phụ cận (gồm các xã: Nghi Sơn, Hải Hà, Hải Thượng, Hải Yến, Mai Lâm, Tĩnh Hải, Hải Bình): Là khu vực trọng điểm phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn. Trong đó tập trung phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, tổng kho dầu thô và hóa chất, các kho xăng dầu, khí hóa lỏng, cảng biển, dịch vụ logistics, hậu cần cảng và một số chức năng khác;
+ Khu phía Nam (gồm các xã: Tùng Lâm, Tân Trường, Trường Lâm, Phú Lâm): Là khu vực phát triển logistics, cảng cạn, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, tổng kho dầu thô và hóa chất v.v... Đây là khu vực trọng yếu về giao thông với Quốc lộ 1A, nút giao đường bộ cao tốc, đường sắt Bắc Nam, ga và đường sắt cao tốc. Là khu vực cửa ngõ của tỉnh Thanh Hóa và Khu kinh tế Nghi Sơn ở phía Nam, hình thành liên kết vùng với tỉnh Nghệ An (đặc biệt là thị xã Hoàng Mai);
+ Khu đô thị trung tâm (gồm thị trấn Tĩnh Gia và các xã: Ninh Hải, Hải Nhân, Hải Hòa, Bình Minh, Hải Thanh, Nguyên Bình, Xuân Lâm, Trúc Lâm): Là trung tâm thành phố với các hoạt động thương mại, dịch vụ, hành chính - chính trị, văn hóa - xã hội, vv…. Phía Tây khu đô thị trung tâm phát triển chuyên biệt về giáo dục, đào tạo và công nghiệp triển khai R&D, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Khu Đông Bắc (gồm các xã: Hải Châu, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn, Định Hải, Anh Sơn và trung tâm là khu đô thị Hải Ninh): Là cửa ngõ phía Bắc của Khu kinh tế Nghi Sơn, có dải ven biển dài 15 km. Quy hoạch phát triển du lịch biển kết hợp với đô thị; phát triển khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thủy, hải sản, tổng kho đông lạnh;
+ Khu phía Tây (gồm các xã: Công Chính, Công Bình, Yên Mỹ, Các Sơn, Phú Sơn, Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ): Là khu vực phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên của Khu kinh tế Nghi Sơn với trung tâm là hồ Yên Mỹ, ngoài ra khai thác phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông, lâm sản,...
VITIC tổng hợp