Giá mỗi lít xăng tăng 140-270 đồng, giá các mặt hàng dầu (trừ mazut) cũng tăng thêm 290-510 đồng, từ 15h chiều nay (5/9/2023).
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/8/2023-04/9/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: dự trữ dầu của Hoa Kỳ giảm mạnh và lo ngại về nguồn cung thắt chặt hơn do Nga đang có ý định gia hạn cắt giảm sản lượng dầu xuất khẩu và việc Ả rập xê út được dự đoán sẽ gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày, bổ sung vào mức cắt giảm của OPEC+…các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu từ ngày 21/8 đến 04/9 có biến động tăng giảm đan xen nhưng có xu hướng chung là tăng.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/8/2023 và kỳ điều hành ngày 05/9/2023 là: 103,246 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 0,483 USD/thùng, tương đương tăng 0,47% so với kỳ trước); 109,126 USD/thùng xăng RON95 (tăng 0,743 USD/thùng, tương đương tăng 0,69% so với kỳ trước); 118,817 USD/thùng dầu hỏa (tăng 2,289 USD/thùng, tương đương tăng 1,96% so với kỳ trước); 117,710 USD/thùng dầu điêzen (tăng 0,988 USD/thùng, tương đương tăng 0,85% so với kỳ trước); 530,472 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 13,845 USD/tấn, tương đương giảm 2,54% so với kỳ trước).
Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Không trích lập và không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầU.
Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
1. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- Trích lập Quỹ BOG: Không trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
- Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu: Không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
2. Giá bán xăng dầu
Sau khi thực hiện việc không trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 23.471 đồng/lít (tăng 132 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.400 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 24.871 đồng/lít (tăng 270 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);
- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.645 đồng/lít (tăng 291 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành);
- Dầu hỏa: không cao hơn 22.814 đồng/lít (tăng 505 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.704 đồng/kg (giảm 277 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).
3. Thời gian thực hiện
- Không trích lập và không chi Quỹ bình ổn đối đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu: áp dụng từ 15 giờ 00’ ngày 05 tháng 9 năm 2023.
- Áp dụng mức giá bán đối với các mặt hàng xăng dầu: do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00’ ngày 05 tháng 9 năm 2023 đối với các mặt hàng tăng giá và không muộn hơn 15 giờ 00’ ngày 05 tháng 9 năm 2023 đối với mặt hàng giảm giá.
- Kể từ 15 giờ 00’ ngày 05 tháng 9 năm 2023, là thời điểm Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư số 104/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu, Thông tư số 103/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
4. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) PHÂN TÍCH, DỰ BÁO VỀ NGÀNH HÀNG XĂNG DẦU, XEM TẠI ĐÂY