Giá xăng dầu xăng: Thị trường vận tải lo lắng
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức tăng giá xăng dầu; theo đó, mức giá mới như sau:
Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 ngày 20 tháng 9 năm 2017 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.
Giá xăng dầu do Petrolimex công bố tại TCBC này áp dụng tại hệ thống phân phối của Petrolimex trên lãnh thổ Việt Nam; gồm: (a) Các cửa hàng xăng dầu (CHXD) Petrolimex; (b) CHXD của các thương nhân làm đại lý, tổng đại lý bán xăng dầu của Petrolimex và (c) CHXD của các thương nhân nhận quyền bán lẻ dưới hình thức nhượng quyền thương mại từ Petrolimex.
Giá xăng dầu do Petrolimex công bố tại TCBC này không áp dụng đối với các CHXD thuộc hệ thống phân phối của thương nhân phân phối xăng dầu và không có dấu hiệu nhận diện thương hiệu Petrolimex.
Giá công bố tại TCBC này được công khai tại trang tin điện tử (website) www.petrolimex.com.vn, các công ty xăng dầu thành viên Petrolimex và bảng đèn LED tại trụ sở Tập đoàn - số 1 Khâm Thiên, Hà Nội.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29.10.2014 của Liên bộ Công Thương - Tài chính (Petrolimex gọi tắt là “Vùng 2”); Tổng giám đốc Petrolimex trao quyền Giám đốc các công ty xăng dầu thành viên Petrolimex trực tiếp quyết định giá bán thực tế tại địa bàn tổ chức kinh doanh nhưng không được vượt mức giá vùng 2 nêu trên.
Việc tăng giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Theo văn bản số 8724/BCT-TTTN của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 15 giờ 00 ngày 20.9.2017, cụ thể như sau:
Ngành vận tải lo lắng
Vì chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% giá thành vận tải nên nếu như trước đây, khi giá xăng dầu chỉ tăng khoảng 5%, các doanh nghiệp vận tải đã xem xét để điều chỉnh cước vận chuyển để bù đắp chi phí, thì sau những lần điều chỉnh giá bán mặt hàng đầu vào sản xuất này trong những lần gần đây, giá xăng đã tăng đến 10,8%, dầu tăng 8,6% mà các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa công bố tăng giá. Khảo sát thị trường cho thấy thực tế doanh nghiệp rất muốn tăng giá cước, nhưng vì sức ép cạnh tranh, cộng với việc mỗi lần điều chỉnh cước, doanh nghiệp phải làm nhiều thủ tục, phiền hà, tốn kém nên họ còn cân nhắc.
VITIC tổng hợp