Tiềm năng xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam
30/10/2017 15:42
Theo báo cáo của Hãng tư vấn AT Kearney công bố tháng 9/2017, năm 2016, Việt Nam đã có hơn 67 tỷ USD được thu về trong lĩnh vực CNTT, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 60 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 6 trong các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu 2017 và là quốc gia có nhiều lợi thế trong xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT).
Tại Hội nghị xuất khẩu dịch vụ CNTT 2017 (Vietnam ITO Conference 2017) diễn ra tại tp Hồ Chí Minh vào tháng 10/2017, năng lực của ngành dịch vụ CNTT Việt Nam về công nghệ mới (S.M.A.C, AI, IoT), dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO), xúc tiến đầu tư cho các địa phương như Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng bằng sông Cửu Long đã được quảng bá dưới nhiều hình thức, từ các bài tham luận đến những quảng bá trực quan bằng hình ảnh và sản phẩm.
Theo ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), mặc dù là nước đi sau so với các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc nhưng Việt Nam đang có các lợi thế, tiềm năng và uy tín đối với thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu. Trong đó, phần mềm là một trong những ngành hoàn toàn có khả năng đứng vững trong cuộc cạnh tranh rất khốc liệt với các nước.
Các DN phần mềm Việt Nam cũng đã tận dụng cơ hội này để tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin hiệu quả để phát triển thị trường và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, nhằm nâng tầm vị thế của Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới.
Theo tính toán của ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, các DN gia công, trong số các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT có quy mô trên 1.000 người thì TP. Hồ Chí Minh có 11/14 DN (không tính Tập đoàn Viettel và VNPT). Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng để trở thành một điểm đến hàng đầu về cung cấp dịch vụ phần mềm và CNTT khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đánh giá cao thị trường Việt Nam, nhất là về chi phí thấp (điện, nước, nhiên liệu) so với các quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, một trong những điểm thành công của các nhà đầu tư là lực lượng lao động, khi doanh nghiệp đánh giá lao động Việt Nam có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin, khả năng ứng dụng và học công nghệ rất nhanh.
Ngành phần mềm Việt Nam đã được nhiều tổ chức xếp hạng trên thế giới đánh giá cao, nhưng phần lớn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có quy mô nhỏ nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị ra thị trường quốc tế. Vì vậy, cần tăng cường xúc tiến, đầu tư để quảng bá hơn nữa về ngành công nghệ thông tin Việt Nam ra thế giới.
Tổng hợp bởi VITIC
Tại Hội nghị xuất khẩu dịch vụ CNTT 2017 (Vietnam ITO Conference 2017) diễn ra tại tp Hồ Chí Minh vào tháng 10/2017, năng lực của ngành dịch vụ CNTT Việt Nam về công nghệ mới (S.M.A.C, AI, IoT), dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO), xúc tiến đầu tư cho các địa phương như Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng bằng sông Cửu Long đã được quảng bá dưới nhiều hình thức, từ các bài tham luận đến những quảng bá trực quan bằng hình ảnh và sản phẩm.
Theo ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), mặc dù là nước đi sau so với các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc nhưng Việt Nam đang có các lợi thế, tiềm năng và uy tín đối với thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu. Trong đó, phần mềm là một trong những ngành hoàn toàn có khả năng đứng vững trong cuộc cạnh tranh rất khốc liệt với các nước.
Các DN phần mềm Việt Nam cũng đã tận dụng cơ hội này để tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin hiệu quả để phát triển thị trường và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, nhằm nâng tầm vị thế của Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới.
Theo tính toán của ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, các DN gia công, trong số các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT có quy mô trên 1.000 người thì TP. Hồ Chí Minh có 11/14 DN (không tính Tập đoàn Viettel và VNPT). Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng để trở thành một điểm đến hàng đầu về cung cấp dịch vụ phần mềm và CNTT khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đánh giá cao thị trường Việt Nam, nhất là về chi phí thấp (điện, nước, nhiên liệu) so với các quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, một trong những điểm thành công của các nhà đầu tư là lực lượng lao động, khi doanh nghiệp đánh giá lao động Việt Nam có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin, khả năng ứng dụng và học công nghệ rất nhanh.
Ngành phần mềm Việt Nam đã được nhiều tổ chức xếp hạng trên thế giới đánh giá cao, nhưng phần lớn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có quy mô nhỏ nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị ra thị trường quốc tế. Vì vậy, cần tăng cường xúc tiến, đầu tư để quảng bá hơn nữa về ngành công nghệ thông tin Việt Nam ra thế giới.
Tổng hợp bởi VITIC