Xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2017, tồn kho tại các sở giao dịch ở mức cao
11/06/2018 15:56
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, kim ngạch nhóm hàng cao su xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 630 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước tương ứng 78 triệu USD. Trong đó, do lượng tăng làm kim ngạch tăng 3,7% tương ứng kim ngạch 23 triệu USD nhưng do giá giảm 14,22% tương ứng với kim ngạch 101 triệu USD. Như vậy kim ngạch cao su xuấtp khẩu 5 tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017 do yếu tố giá giảm trong khi lượng tăng.
Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 5/2018, chiếm thị phần lần lượt khoảng 58%, 8% và 5%.
Giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tháng 5/2018 trung bình đạt 1.386 USD/tấntăng 1,35% so với tháng trước nhưng giảm 20,74% so với tháng 5/2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, giá giảm 15,75% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng cao su xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: cao su sơ chế Latex HA, cao su sơ chế RSS 3, cao su sơ chế SVR 10, SVR 3L, SVR 5 và SVR CV6,..
Giá xuất khẩu cao su sang thị trường Hàn Quốc tháng 5/2018 trung bình đạt 1.606 USD/tấngiảm 2,8% so với tháng trước và giảm 24,24% so với tháng 5/2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, giá giảm 13,56% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su sơ chế RSS 3, cao su sơ chế SVR 3L và SVR CV50,..
Trên thị trường thế giới, tháng 5/2018 giá cao su nhìn chung tăng so với tháng trước nhờ dự báo nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng, mặc dù tồn kho tại các cảng Nhật Bản vẫn ở mức cao. Thị trường cao su được hỗ trợ bởi nguồn cung thấp theo chu kỳ sản xuất trong mùa cao su thay lá.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 30/5/2018 giao kỳ hạn tháng 10 ở mức 193,8 Yên/kg, tăng 4,7% so với cuối tháng 4/2018, Dự trữ cao su thô tại các cảng Nhật Bản tính đến ngày 10/5/2018 đạt 17.009 tấn, tăng 1,8% so với mức dự trữ trước đó.
Giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2018 tại Thượng Hải ngày 30/5/2018 giao dịch ở mức 12.065 NDT/tấn, tăng 5,2% so với cuối tháng 4/2018. Tại Thái Lan giá cao su RSS3 chào bán ở mức 1,74 USD/kg, tăng 0,5% so với cuối tháng 4/2018.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo nhu cầu tại Ấn Độ và Trung Quốc (2 quốc gia tiêu thụ 48% lượng cao su tự nhiên toàn cầu) tăng khiến tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu cao hơn. Theo đó, ANRPC nâng dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc năm 2018 lên 5,7 triệu tấn, tăng 6,2% so với năm 2017, tăng so với dự báo giảm 0,6% trong báo cáo tháng trước; dự báo tiêu thụ cao su Ấn Độ cũng được điều chỉnh tăng lên mức 1,2 triệu tấn trong năm 2018, tăng 10,9% so với năm 2017, cao hơn so với mức dự báo tăng 6,8% trong báo cáo tháng 4/2018.
Dự báo, năm 2018 sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 14,2 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm trước; tiêu thụ dự kiến tăng 6,4% lên 14,3 triệu tấn. Tuy nhiên, thị trường cao su cũng đối mặt với các yếu tố rủi ro như căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, lượng tồn kho cao tại các Sở giao dịch và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
VITIC tổng hợp
Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 5/2018, chiếm thị phần lần lượt khoảng 58%, 8% và 5%.
Giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tháng 5/2018 trung bình đạt 1.386 USD/tấntăng 1,35% so với tháng trước nhưng giảm 20,74% so với tháng 5/2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, giá giảm 15,75% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng cao su xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: cao su sơ chế Latex HA, cao su sơ chế RSS 3, cao su sơ chế SVR 10, SVR 3L, SVR 5 và SVR CV6,..
Giá xuất khẩu cao su sang thị trường Hàn Quốc tháng 5/2018 trung bình đạt 1.606 USD/tấngiảm 2,8% so với tháng trước và giảm 24,24% so với tháng 5/2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, giá giảm 13,56% so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su sơ chế RSS 3, cao su sơ chế SVR 3L và SVR CV50,..
Trên thị trường thế giới, tháng 5/2018 giá cao su nhìn chung tăng so với tháng trước nhờ dự báo nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng, mặc dù tồn kho tại các cảng Nhật Bản vẫn ở mức cao. Thị trường cao su được hỗ trợ bởi nguồn cung thấp theo chu kỳ sản xuất trong mùa cao su thay lá.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 30/5/2018 giao kỳ hạn tháng 10 ở mức 193,8 Yên/kg, tăng 4,7% so với cuối tháng 4/2018, Dự trữ cao su thô tại các cảng Nhật Bản tính đến ngày 10/5/2018 đạt 17.009 tấn, tăng 1,8% so với mức dự trữ trước đó.
Giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2018 tại Thượng Hải ngày 30/5/2018 giao dịch ở mức 12.065 NDT/tấn, tăng 5,2% so với cuối tháng 4/2018. Tại Thái Lan giá cao su RSS3 chào bán ở mức 1,74 USD/kg, tăng 0,5% so với cuối tháng 4/2018.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo nhu cầu tại Ấn Độ và Trung Quốc (2 quốc gia tiêu thụ 48% lượng cao su tự nhiên toàn cầu) tăng khiến tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu cao hơn. Theo đó, ANRPC nâng dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc năm 2018 lên 5,7 triệu tấn, tăng 6,2% so với năm 2017, tăng so với dự báo giảm 0,6% trong báo cáo tháng trước; dự báo tiêu thụ cao su Ấn Độ cũng được điều chỉnh tăng lên mức 1,2 triệu tấn trong năm 2018, tăng 10,9% so với năm 2017, cao hơn so với mức dự báo tăng 6,8% trong báo cáo tháng 4/2018.
Dự báo, năm 2018 sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 14,2 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm trước; tiêu thụ dự kiến tăng 6,4% lên 14,3 triệu tấn. Tuy nhiên, thị trường cao su cũng đối mặt với các yếu tố rủi ro như căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, lượng tồn kho cao tại các Sở giao dịch và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
VITIC tổng hợp