Ứng dụng công nghệ trong logistics thúc đẩy giao thương giữa Malaysia và Thái Lan
21/05/2018 19:05
Logistics và cơ sở hạ tầng kho bãi là hai yếu tố quan trọng để tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, tuy nhiên đây vẫn là một trở ngại đặc biệt đối với các DNNVV, do việc giao hàng vẫn chậm và thiếu tin cậy.
Thông qua chương trình xuất khẩu B2C của Khu vực Thương mại Tự do Kỹ thuật số (DFTZ) của Malaysia, Commerce.Asia hướng tới việc giảm sự chậm trễ và tăng tính tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử. Các công ty Malaysia sẽ hợp tác với hai công ty công nghệ của Thái Lan cho để bước đầu phát triển các ứng dụng công nghệ trong logistics và chuỗi cung ứng hàng hóa.
Giao thương tại biên giới Malaysia và Thái Lan
Đối với hầu hết người bán thương mại điện tử, thời gian là yếu tố quan trọng. Khách hàng thương mại điện tử thường muốn giao hàng nhanh chóng, không bị hư hại và có giá trị tốt nhất. Tuy nhiên, các công ty nhỏ không xuất khẩu số lượng lớn như các tập đoàn đa quốc gia nên họ gặp rất nhiều khó khăn về giao hàng và chi phí.
Một ví dụ là Shippop có trụ sở tại Thái Lan cung cấp hỗ trợ cho các công ty trên toàn cầu tìm cách xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan và Malaysia. Shippop kết nối các thương gia trực tuyến với các nhà cung cấp dịch vụ logistics để quản lý việc giao hàng qua biên giới.
Siam Outlet của Thái Lan và Letmestore của Malaysia giúp các thương gia quản lý việc đóng gói và lưu trữ các sản phẩm một cách hiệu quả, nhất là về chi phí. Nền tảng thông minh cho phép điều hòa và sâu chuỗi các khâu bao gồm nhập khẩu, đóng gói và phân phối ở Malaysia và Thái Lan.
Các tiện ích sẽ được tích hợp trên một nền tảng một cửa Commerce.Asia Enterprise, giúp các DNVVN kinh doanh trực tuyến. Gói dịch vụ bao gồm xây dựng cửa hàng trực tuyến, cổng thanh toán, hàng tồn kho và kho bãi, vận chuyển và giao hàng, tiếp thị truyền thông xã hội và quản lý đơn đặt hàng, với khả năng cung cấp dịch vụ tiếp thị và quản lý các sản phẩm của người bán trên 6 thị trường địa phương và 4 thị trường toàn cầu.
VITIC biên dịch/ Theo http://techwireasia.com
Thông qua chương trình xuất khẩu B2C của Khu vực Thương mại Tự do Kỹ thuật số (DFTZ) của Malaysia, Commerce.Asia hướng tới việc giảm sự chậm trễ và tăng tính tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử. Các công ty Malaysia sẽ hợp tác với hai công ty công nghệ của Thái Lan cho để bước đầu phát triển các ứng dụng công nghệ trong logistics và chuỗi cung ứng hàng hóa.
Giao thương tại biên giới Malaysia và Thái Lan
Đối với hầu hết người bán thương mại điện tử, thời gian là yếu tố quan trọng. Khách hàng thương mại điện tử thường muốn giao hàng nhanh chóng, không bị hư hại và có giá trị tốt nhất. Tuy nhiên, các công ty nhỏ không xuất khẩu số lượng lớn như các tập đoàn đa quốc gia nên họ gặp rất nhiều khó khăn về giao hàng và chi phí.
Một ví dụ là Shippop có trụ sở tại Thái Lan cung cấp hỗ trợ cho các công ty trên toàn cầu tìm cách xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan và Malaysia. Shippop kết nối các thương gia trực tuyến với các nhà cung cấp dịch vụ logistics để quản lý việc giao hàng qua biên giới.
Siam Outlet của Thái Lan và Letmestore của Malaysia giúp các thương gia quản lý việc đóng gói và lưu trữ các sản phẩm một cách hiệu quả, nhất là về chi phí. Nền tảng thông minh cho phép điều hòa và sâu chuỗi các khâu bao gồm nhập khẩu, đóng gói và phân phối ở Malaysia và Thái Lan.
Các tiện ích sẽ được tích hợp trên một nền tảng một cửa Commerce.Asia Enterprise, giúp các DNVVN kinh doanh trực tuyến. Gói dịch vụ bao gồm xây dựng cửa hàng trực tuyến, cổng thanh toán, hàng tồn kho và kho bãi, vận chuyển và giao hàng, tiếp thị truyền thông xã hội và quản lý đơn đặt hàng, với khả năng cung cấp dịch vụ tiếp thị và quản lý các sản phẩm của người bán trên 6 thị trường địa phương và 4 thị trường toàn cầu.
VITIC biên dịch/ Theo http://techwireasia.com