Báo cáo thị trường logistics Australia- New Zealand số tháng 1/2022 (miễn phí)
08/02/2022 21:54
Australia (Úc)
Ngành vận tải hàng hóa và logistics là một thành phần thiết yếu của nền kinh tế Australia. Doanh thu dịch vụ vận tải và logistics đóng góp khoảng 8,6% GDP (lưu ý rằng đây không phải là tổng chi phí logistics của nền kinh tế vì nhiều hoạt động logistics do người dân và doanh nghiệp tự thực hiện, không thuê ngoài nên không được tính vào thị trường dịch vụ logistics).
Lĩnh vực logistics hiệu quả, bền vững và tiết kiệm chi phí được kích hoạt thông qua quan hệ đối tác với tất cả các cấp chính quyền hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển và khát vọng về chất lượng cuộc sống của Australia. Lĩnh vực này đang được thúc đẩy bởi nhu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng tăng của Australia.
Tháng đầu năm 2022, các nhà khai thác dịch vụ logistics Australia tiếp tục báo cáo những khó khăn phát sinh do dịch bệnh không có dấu hiệu “thuyên giảm”. Sự mất cân đối cục bộ cũng đang diễn ra, ví dụ các bãi container đang hoạt động với công suất dao động trong khoảng 70% đến hơn 130% tùy theo mức độ giải phóng hàng tồn và vòng quay container.
Theo phân tích của Neil Chambers, Giám đốc của Hiệp hội Vận tải Container Australia (CTAA), nhiều doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với "điều kiện khó khăn nhất mà họ từng gặp phải", trong bối cảnh chuỗi cung ứng chịu áp lực rất lớn từ tình trạng thiếu lao động, tắc nghẽn bến cảng, nhà ga khiến các chủ hàng phải cạnh tranh để đặt chỗ cho các chuyến hàng vào mùa cao điểm, các nhà khai thác vận tải phải cạnh tranh để có chỗ trong các khu vực ga, cảng, bến bãi…
Các nhà khai thác vận tải container đã giữ cho chuỗi cung ứng container quốc tế hoạt động trong hai năm qua bằng cách thích nghi với các giao thức mới để giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng trước các mối nguy vì COVID-19, nhưng biến thể Omicron đã khiến các hoạt động logistics trên thế giới nói chung và tại Australia nói riêng gặp khó khăn hơn trong quá trình phục hồi ổn định.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 đối với mười nền kinh tế trong đó có Australia (Cụ thể gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Brunei Darussalam, Campuchia, CHDCND Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Hiệp định có hiệu lực với Hàn Quốc từ ngày 01 tháng 02 năm 2022. Malaysia hiện đã phê chuẩn RCEP và nước này sẽ có hiệu lực từ ngày 18 tháng 3 năm 2022.
New Zealand
Các nhà phân phối và vận chuyển hàng hóa đang khuyến nghị người dân New Zealand sớm lên kế hoạch mua sắm những mặt hàng họ thực sự cần thiết vào năm 2022, vì chuỗi cung ứng có thể vẫn căng thẳng trong quý đầu năm 2022.
Đã bước sang năm 2022 nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục gây khó khăn cho cả các chủ hàng và người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, một số nghiên cứu thị trường thậm chí dự đoán chuỗi cung ứng phải mất hai năm nữa để trở lại hoàn toàn bình thường bởi dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm trên toàn cầu và nguy cơ còn bùng phát mạnh sau mùa lễ hội đầu năm.
Chính phủ New Zealand hiện đang làm việc để phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia linh hoạt, bền vững hơn.
Vậy các tác nhân trong lĩnh vực logistics New Zealand cần lưu ý những vấn đề gì về chuỗi cung ứng trong những tháng tới, những nội dung nào trong chiến lược sẽ tác động trực tiếp đến họ và/hoặc họ sẽ tham gia thế nào vào các dự án/hoạt động trong chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia?
Biến động trong ngành vận tải toàn cầu vẫn tiếp tục gây ra tắc nghẽn tại các cảng, Chính phủ và các chủ hàng mong muốn các nhà khai thác bến bãi, các nhà cung cấp dịch vụ kho vận tăng thời gian làm việc để giải phóng hàng ách tắc và giao hàng đến tận nhà cho người tiêu dùng thương mại điện tử. Tuy nhiên thị trường lao động trì trệ lại khiến yêu cầu này trở nên bất khả thi. Không nhiều lao động chấp nhận làm thêm giờ, hoặc nhiều người trong số họ chưa thể quay trở lại công việc vì dịch bệnh COVID-19 (bị nhiễm bệnh, bị cách ly hoặc lao động nhập cư chưa thể quay trở lại New Zealand).
New Zealand sẽ tiến hành các kế hoạch bắt đầu mở lại biên giới theo từng giai đoạn từ cuối tháng 02/2022 ngay cả khi biến thể omicron lây nhiễm trong cộng đồng.
Giai đoạn đầu sẽ cho phép những người New Zealand sống ở Úc trở về nhà và thực hiện việc tự cách ly thay vì ở lại trong một khách sạn được quản lý. Vào tháng 12/2021, chính phủ nước này đã đẩy lùi ngày bắt đầu áp dụng sang ngày 17 tháng 1 năm 2022 với lý do cần phải tăng cường lực lượng để chống lại sự lây lan của biến chủng omicron.
Các chủ hàng ở New Zealand được khuyến nghị chuyển hàng sang các cảng lớn để kịp vận chuyển do nhiều cảng nhỏ bị bỏ qua trong lịch trình của các hãng tàu lớn:
Giá cước vận chuyển hàng hóa cao gấp 10 lần so với trước đại dịch, với Chỉ số Container thế giới vào giữa tháng 01/2022 tăng 82% so với cùng thời điểm năm 2020 ở mức 9544 USD (14.200 USD) cho mỗi container 40 feet.
Giá cước đã tăng trước Tết Nguyên đán, do nhu cầu tiếp tục tăng mạnh và công suất khan hiếm.
Giám đốc của Easy Freight, Alex Gukalo, cho biết các chủ hàng ở New Zealand đã phải trả một khoản phí cao hơn nhưng một số vẫn gặp khó khăn trong việc đưa hàng ra khỏi bến dù chấp nhận giá cao. Một số công ty vận tải biển quốc tế đang bỏ qua các cảng nhỏ hơn của New Zealand.
Các chủ hàng được khuyến nghị nên sắp xếp lại vị trí một số hàng hóa gần các cảng lớn hơn, bởi vì nhiều hãng tàu lớn, hiện đang bỏ qua các cảng nhỏ hơn, chẳng hạn như Dunedin, Napier, Lyttleton, do đó chủ hàng có thể cân nhắc chuyển hàng sang các cảng lớn như Tauranga hoặc Auckland.
Các hãng vận tải cũng khuyến nghị các nhà xuất khẩu đặt hàng càng nhanh càng tốt vì các hãng tàu hoạt động trên nguyên tắc ai đến trước được phục vụ trước và đưa ra mức giá rẻ hơn cho những đơn hàng đặt sớm.
1 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS AUSTRALIA (ÚC)
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Dịch vụ kho bãi, giao nhận và các dịch vụ logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS NEW ZEALAND
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Dịch vụ kho bãi, giao nhận và các dịch vụ logistics khác
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Ngành vận tải hàng hóa và logistics là một thành phần thiết yếu của nền kinh tế Australia. Doanh thu dịch vụ vận tải và logistics đóng góp khoảng 8,6% GDP (lưu ý rằng đây không phải là tổng chi phí logistics của nền kinh tế vì nhiều hoạt động logistics do người dân và doanh nghiệp tự thực hiện, không thuê ngoài nên không được tính vào thị trường dịch vụ logistics).
Lĩnh vực logistics hiệu quả, bền vững và tiết kiệm chi phí được kích hoạt thông qua quan hệ đối tác với tất cả các cấp chính quyền hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển và khát vọng về chất lượng cuộc sống của Australia. Lĩnh vực này đang được thúc đẩy bởi nhu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng tăng của Australia.
Tháng đầu năm 2022, các nhà khai thác dịch vụ logistics Australia tiếp tục báo cáo những khó khăn phát sinh do dịch bệnh không có dấu hiệu “thuyên giảm”. Sự mất cân đối cục bộ cũng đang diễn ra, ví dụ các bãi container đang hoạt động với công suất dao động trong khoảng 70% đến hơn 130% tùy theo mức độ giải phóng hàng tồn và vòng quay container.
Theo phân tích của Neil Chambers, Giám đốc của Hiệp hội Vận tải Container Australia (CTAA), nhiều doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với "điều kiện khó khăn nhất mà họ từng gặp phải", trong bối cảnh chuỗi cung ứng chịu áp lực rất lớn từ tình trạng thiếu lao động, tắc nghẽn bến cảng, nhà ga khiến các chủ hàng phải cạnh tranh để đặt chỗ cho các chuyến hàng vào mùa cao điểm, các nhà khai thác vận tải phải cạnh tranh để có chỗ trong các khu vực ga, cảng, bến bãi…
Các nhà khai thác vận tải container đã giữ cho chuỗi cung ứng container quốc tế hoạt động trong hai năm qua bằng cách thích nghi với các giao thức mới để giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng trước các mối nguy vì COVID-19, nhưng biến thể Omicron đã khiến các hoạt động logistics trên thế giới nói chung và tại Australia nói riêng gặp khó khăn hơn trong quá trình phục hồi ổn định.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 đối với mười nền kinh tế trong đó có Australia (Cụ thể gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Brunei Darussalam, Campuchia, CHDCND Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Hiệp định có hiệu lực với Hàn Quốc từ ngày 01 tháng 02 năm 2022. Malaysia hiện đã phê chuẩn RCEP và nước này sẽ có hiệu lực từ ngày 18 tháng 3 năm 2022.
New Zealand
Các nhà phân phối và vận chuyển hàng hóa đang khuyến nghị người dân New Zealand sớm lên kế hoạch mua sắm những mặt hàng họ thực sự cần thiết vào năm 2022, vì chuỗi cung ứng có thể vẫn căng thẳng trong quý đầu năm 2022.
Đã bước sang năm 2022 nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục gây khó khăn cho cả các chủ hàng và người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, một số nghiên cứu thị trường thậm chí dự đoán chuỗi cung ứng phải mất hai năm nữa để trở lại hoàn toàn bình thường bởi dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm trên toàn cầu và nguy cơ còn bùng phát mạnh sau mùa lễ hội đầu năm.
Chính phủ New Zealand hiện đang làm việc để phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia linh hoạt, bền vững hơn.
Vậy các tác nhân trong lĩnh vực logistics New Zealand cần lưu ý những vấn đề gì về chuỗi cung ứng trong những tháng tới, những nội dung nào trong chiến lược sẽ tác động trực tiếp đến họ và/hoặc họ sẽ tham gia thế nào vào các dự án/hoạt động trong chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia?
Biến động trong ngành vận tải toàn cầu vẫn tiếp tục gây ra tắc nghẽn tại các cảng, Chính phủ và các chủ hàng mong muốn các nhà khai thác bến bãi, các nhà cung cấp dịch vụ kho vận tăng thời gian làm việc để giải phóng hàng ách tắc và giao hàng đến tận nhà cho người tiêu dùng thương mại điện tử. Tuy nhiên thị trường lao động trì trệ lại khiến yêu cầu này trở nên bất khả thi. Không nhiều lao động chấp nhận làm thêm giờ, hoặc nhiều người trong số họ chưa thể quay trở lại công việc vì dịch bệnh COVID-19 (bị nhiễm bệnh, bị cách ly hoặc lao động nhập cư chưa thể quay trở lại New Zealand).
New Zealand sẽ tiến hành các kế hoạch bắt đầu mở lại biên giới theo từng giai đoạn từ cuối tháng 02/2022 ngay cả khi biến thể omicron lây nhiễm trong cộng đồng.
Giai đoạn đầu sẽ cho phép những người New Zealand sống ở Úc trở về nhà và thực hiện việc tự cách ly thay vì ở lại trong một khách sạn được quản lý. Vào tháng 12/2021, chính phủ nước này đã đẩy lùi ngày bắt đầu áp dụng sang ngày 17 tháng 1 năm 2022 với lý do cần phải tăng cường lực lượng để chống lại sự lây lan của biến chủng omicron.
Các chủ hàng ở New Zealand được khuyến nghị chuyển hàng sang các cảng lớn để kịp vận chuyển do nhiều cảng nhỏ bị bỏ qua trong lịch trình của các hãng tàu lớn:
Giá cước vận chuyển hàng hóa cao gấp 10 lần so với trước đại dịch, với Chỉ số Container thế giới vào giữa tháng 01/2022 tăng 82% so với cùng thời điểm năm 2020 ở mức 9544 USD (14.200 USD) cho mỗi container 40 feet.
Giá cước đã tăng trước Tết Nguyên đán, do nhu cầu tiếp tục tăng mạnh và công suất khan hiếm.
Giám đốc của Easy Freight, Alex Gukalo, cho biết các chủ hàng ở New Zealand đã phải trả một khoản phí cao hơn nhưng một số vẫn gặp khó khăn trong việc đưa hàng ra khỏi bến dù chấp nhận giá cao. Một số công ty vận tải biển quốc tế đang bỏ qua các cảng nhỏ hơn của New Zealand.
Các chủ hàng được khuyến nghị nên sắp xếp lại vị trí một số hàng hóa gần các cảng lớn hơn, bởi vì nhiều hãng tàu lớn, hiện đang bỏ qua các cảng nhỏ hơn, chẳng hạn như Dunedin, Napier, Lyttleton, do đó chủ hàng có thể cân nhắc chuyển hàng sang các cảng lớn như Tauranga hoặc Auckland.
Các hãng vận tải cũng khuyến nghị các nhà xuất khẩu đặt hàng càng nhanh càng tốt vì các hãng tàu hoạt động trên nguyên tắc ai đến trước được phục vụ trước và đưa ra mức giá rẻ hơn cho những đơn hàng đặt sớm.
1 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS AUSTRALIA (ÚC)
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Dịch vụ kho bãi, giao nhận và các dịch vụ logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS NEW ZEALAND
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Dịch vụ kho bãi, giao nhận và các dịch vụ logistics khác
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí