Hiệp hội VLA: Những con số về logistics Việt Nam
16/04/2018 08:53
SƠ LƯỢC NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VN
Ngành dịch vụ logistics VN phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở dịch vụ giao nhận, vận tải và đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Hoạt động hợp tác dịch vụ logistics VN với khu vực và thế giới ngày càng phát triển với nhiều kết quả khích lệ. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ XẾP HẠNG LPI Ngành dịch vụ logistics VN đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15% - 16%/năm. Theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng thế giới 2014, VN xếp hạng 53/160 và 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. QĐ200 đã đề ra mục tiêu đến 2025: “Tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%. Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.
TỶ LỆ THUÊ NGOÀI (OUTSOURCING)
Hiện nay, tỷ lệ thuê ngoài của ngành logistics khoảng 35% - 40%. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu. QĐ200 đã đề ra mục tiêu đến 2025: “Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%”. CHI PHÍ LOGISTICS VÀ CÁCH TÍNH Trong Báo cáo cuối kỳ “Dịch vụ tư vấn: Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải về phát triển vận tải đa phương thức” tháng 3.2014, Công ty tư vấn ALG của Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN đã thông tin, chi phí logistics của VN tương đương 20,9% GDP. ALG đã dùng phương pháp tính chi phí logistics cụ thể như sau cho 12 chuỗi ngành hàng (Hàng điện tử và linh kiện, thiết bị điện, dệt may, công nghiệp ô tô, dược phẩm, rau quả, giày dép, hải sản, gạo, cà phê, đồ uống và nội thất), rồi ước tính và rút ra kết luận chi phí logistics quốc gia của VN tương ứng với tất cả các ngành sản xuất giá trị gia tăng trong nước là 413.141 tỷ đồng. Con số này tương đương 20,9% tổng GDP của cả nước (1.980.914 tỷ đồng trong năm 2010).
Tổng chi phí logistics là 413.141 tỷ đồng trong năm 2010. Bao gồm: Chi phí vận tải 60% (gồm transport 59% + port charge: 1%); Chi phí tồn kho (Inventory Costs) và Chi phí quản lý (Administration costs) 40% (bao gồm: storage 11%, handling 21% và packing 8%). Đây là nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nhất cho đến hiện nay về chi phí logistics của VN. VLA tán thành phương pháp tính chi phí logistics của ALG đã thực hiện và cho rằng ở thời điểm 2016, một cách tương đối, có thể dựa vào tăng trưởng về khối lượng hàng hóa vận chuyển (tăng 1,55% so với 2010), khối lượng hàng hóa luân chuyển (tăng 1,09% so với 2010), GDP (tăng 2,0% so với 2010) để từ đó ngoại suy chi phí logistics ở VN có thể đang ở mức 14.5% - 19.2%, hay trung bình là 16.8%. Đối chiếu so sánh với chi phí logistics/ GDP của ASEAN 6 trong năm 2016: Singapore 8.5%, Indonesia 24%, Thái Lan 15%, Malaysia 13%, Philippines 13% và trung bình của Asia Pacific 12,7% (Nguồn Amstrong & Asociate). QĐ200 đã đề ra mục tiêu đến 2025: “Chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP.” Ngành dịch vụ logistics VN đóng góp khoảng 3% GDP (Năm 2014 - Theo Nomura Resurch Institute - NRI).
SỐ LƯỢNG DN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS HIỆN NAY
Theo thông tin do trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh (thuộc Cục quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước hiện nay có khoảng 3.000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó 70% có trụ sở ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và có khoảng 30 công ty logistics đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có thế mạnh về hợp đồng chuyên chở ngoại với các hãng tàu lớn do công ty mẹ ký với các chủ hàng lớn có mạng lưới toàn cầu, mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với các chủ hàng toàn cầu nên có nhiều lợi thế so với các DN cung cấp dịch vụ logistics VN, khi khoảng 90% hàng hóa xuất khẩu của VN theo hình thức mua CIF bán FOB, các chủ hàng nước ngoài nắm quyền thuê phương tiện chuyên chở và một số dịch vụ liên quan do đó chiếm thị phần đáng kể.
Trong khi đó, thế mạnh của các DN logistics VN là đầu tư – khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đầu tư - khai thác kho, bãi và có đội ngũ nhân sự dồi dào. Khoảng 15% tổng số DN tham gia cung cấp dịch vụ logistics của VN là Hội viên (HV) của Hiệp hội VLA nhưng đại diện trên 60% thị phần cả nước. Trong số các HV VLA có nhiều DN logistics hàng đầu trong ngành như: SNP, Gemadept, Transimex, Indotrans, TBS Logistics, BK Logistics, U&I Logistics, TBS Logistics, Sotrans, Vinalink Logistics, Vinafco... Tính đến ngày 20.03.2018, VLA có 351 hội viên, trong đó có 297 hội viên chính thức và 54 hội viên liên kết với 34 hội viên là các công ty FDI, hoạt động trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu là khu vực phía Nam (228 hội viên).
Có khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại VN. Các DN lớn như: DHL, FedEx, UPS, Maersk Logistics, APL Logistics, Schenker, Nippon Express, KWE, CJ Logistics, KMTC Logistics, Log Win,... Các DN cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài và các công ty cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia tại VN là một bộ phận quan trọng trong việc phát triển thị trường logistics VN, trong điều kiện VN hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Về thị phần của dịch vụ logistics VN lâu nay các cơ quan truyền thông đưa tin là các DN dịch vụ logistics nước ngoài tuy số lượng chỉ chiếm 20% nhưng nắm giữ 80% thị phần, thông tin này hoàn toàn chưa đúng. Bởi vì, nói đến logistics là chúng ta phải nói đến từng chuỗi dịch vụ riêng của logistics, qua đó sẽ thấy được rõ năng lực cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics VN. Vấn đề khai thác cảng biển, hiện nay đến 90% nằm trong tay các DN khai thác cảng biển VN. Về vận tải đường bộ và đại lý hải quan, chắc chắn thuộc về các DN logistics VN. Về cung cấp kho bãi, dịch vụ kho, hiện nay thị phần vẫn nằm trong tay các DN dịch vụ logistics VN. Các DN dịch vụ logistics VN đảm nhiệm hầu như toàn bộ vận tải nội địa. Chúng ta cần phải hiểu chính xác như vậy.
Về năng lực cung cấp dịch vụ logistics VN, VLA tin rằng các DN logistics VN đủ khả năng cung cấp các dịch vụ thuộc chuỗi dịch vụ logistics cho tất cả các DN sử dụng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận các yếu kém về một số lĩnh vực như: lĩnh vực vận tải hàng không, vận tải đường biển quốc tế, các DN dịch vụ logistics VN không thể đầu tư với nguồn vốn lớn vì còn nhiều công ty là DN vừa và nhỏ. Việc này cần phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Bởi vì, cũng như tất cả các nước trên thế giới khi mà các công ty vận tải biển lớn đều có xuất phát điểm từ sự hỗ trợ này. Quan điểm của VLA về DN cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài đang cung cấp dịch vụ tại VN là các DN này kinh doanh ở VN, thứ nhất sử dụng lao động VN, đóng thuế cho VN. Thứ hai, các DN này là đối tác của chúng ta, cạnh tranh lành mạnh chứ không phải giành giật. Thứ ba, các DN này có ưu điểm để các DN dịch vụ logistics VN học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý, nghiệp vụ, khoa học công nghệ logistics, để cùng nhau phát triển ngành dịch vụ logistics VN.
Mời quý độc giả xem chi tiết bài báo bằng cách click vào đây.
Ngành dịch vụ logistics VN phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở dịch vụ giao nhận, vận tải và đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Hoạt động hợp tác dịch vụ logistics VN với khu vực và thế giới ngày càng phát triển với nhiều kết quả khích lệ. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ XẾP HẠNG LPI Ngành dịch vụ logistics VN đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15% - 16%/năm. Theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng thế giới 2014, VN xếp hạng 53/160 và 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. QĐ200 đã đề ra mục tiêu đến 2025: “Tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%. Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.
TỶ LỆ THUÊ NGOÀI (OUTSOURCING)
Hiện nay, tỷ lệ thuê ngoài của ngành logistics khoảng 35% - 40%. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu. QĐ200 đã đề ra mục tiêu đến 2025: “Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%”. CHI PHÍ LOGISTICS VÀ CÁCH TÍNH Trong Báo cáo cuối kỳ “Dịch vụ tư vấn: Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải về phát triển vận tải đa phương thức” tháng 3.2014, Công ty tư vấn ALG của Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN đã thông tin, chi phí logistics của VN tương đương 20,9% GDP. ALG đã dùng phương pháp tính chi phí logistics cụ thể như sau cho 12 chuỗi ngành hàng (Hàng điện tử và linh kiện, thiết bị điện, dệt may, công nghiệp ô tô, dược phẩm, rau quả, giày dép, hải sản, gạo, cà phê, đồ uống và nội thất), rồi ước tính và rút ra kết luận chi phí logistics quốc gia của VN tương ứng với tất cả các ngành sản xuất giá trị gia tăng trong nước là 413.141 tỷ đồng. Con số này tương đương 20,9% tổng GDP của cả nước (1.980.914 tỷ đồng trong năm 2010).
Tổng chi phí logistics là 413.141 tỷ đồng trong năm 2010. Bao gồm: Chi phí vận tải 60% (gồm transport 59% + port charge: 1%); Chi phí tồn kho (Inventory Costs) và Chi phí quản lý (Administration costs) 40% (bao gồm: storage 11%, handling 21% và packing 8%). Đây là nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nhất cho đến hiện nay về chi phí logistics của VN. VLA tán thành phương pháp tính chi phí logistics của ALG đã thực hiện và cho rằng ở thời điểm 2016, một cách tương đối, có thể dựa vào tăng trưởng về khối lượng hàng hóa vận chuyển (tăng 1,55% so với 2010), khối lượng hàng hóa luân chuyển (tăng 1,09% so với 2010), GDP (tăng 2,0% so với 2010) để từ đó ngoại suy chi phí logistics ở VN có thể đang ở mức 14.5% - 19.2%, hay trung bình là 16.8%. Đối chiếu so sánh với chi phí logistics/ GDP của ASEAN 6 trong năm 2016: Singapore 8.5%, Indonesia 24%, Thái Lan 15%, Malaysia 13%, Philippines 13% và trung bình của Asia Pacific 12,7% (Nguồn Amstrong & Asociate). QĐ200 đã đề ra mục tiêu đến 2025: “Chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP.” Ngành dịch vụ logistics VN đóng góp khoảng 3% GDP (Năm 2014 - Theo Nomura Resurch Institute - NRI).
SỐ LƯỢNG DN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS HIỆN NAY
Theo thông tin do trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh (thuộc Cục quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước hiện nay có khoảng 3.000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó 70% có trụ sở ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và có khoảng 30 công ty logistics đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có thế mạnh về hợp đồng chuyên chở ngoại với các hãng tàu lớn do công ty mẹ ký với các chủ hàng lớn có mạng lưới toàn cầu, mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với các chủ hàng toàn cầu nên có nhiều lợi thế so với các DN cung cấp dịch vụ logistics VN, khi khoảng 90% hàng hóa xuất khẩu của VN theo hình thức mua CIF bán FOB, các chủ hàng nước ngoài nắm quyền thuê phương tiện chuyên chở và một số dịch vụ liên quan do đó chiếm thị phần đáng kể.
Trong khi đó, thế mạnh của các DN logistics VN là đầu tư – khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đầu tư - khai thác kho, bãi và có đội ngũ nhân sự dồi dào. Khoảng 15% tổng số DN tham gia cung cấp dịch vụ logistics của VN là Hội viên (HV) của Hiệp hội VLA nhưng đại diện trên 60% thị phần cả nước. Trong số các HV VLA có nhiều DN logistics hàng đầu trong ngành như: SNP, Gemadept, Transimex, Indotrans, TBS Logistics, BK Logistics, U&I Logistics, TBS Logistics, Sotrans, Vinalink Logistics, Vinafco... Tính đến ngày 20.03.2018, VLA có 351 hội viên, trong đó có 297 hội viên chính thức và 54 hội viên liên kết với 34 hội viên là các công ty FDI, hoạt động trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu là khu vực phía Nam (228 hội viên).
Có khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại VN. Các DN lớn như: DHL, FedEx, UPS, Maersk Logistics, APL Logistics, Schenker, Nippon Express, KWE, CJ Logistics, KMTC Logistics, Log Win,... Các DN cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài và các công ty cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia tại VN là một bộ phận quan trọng trong việc phát triển thị trường logistics VN, trong điều kiện VN hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Về thị phần của dịch vụ logistics VN lâu nay các cơ quan truyền thông đưa tin là các DN dịch vụ logistics nước ngoài tuy số lượng chỉ chiếm 20% nhưng nắm giữ 80% thị phần, thông tin này hoàn toàn chưa đúng. Bởi vì, nói đến logistics là chúng ta phải nói đến từng chuỗi dịch vụ riêng của logistics, qua đó sẽ thấy được rõ năng lực cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics VN. Vấn đề khai thác cảng biển, hiện nay đến 90% nằm trong tay các DN khai thác cảng biển VN. Về vận tải đường bộ và đại lý hải quan, chắc chắn thuộc về các DN logistics VN. Về cung cấp kho bãi, dịch vụ kho, hiện nay thị phần vẫn nằm trong tay các DN dịch vụ logistics VN. Các DN dịch vụ logistics VN đảm nhiệm hầu như toàn bộ vận tải nội địa. Chúng ta cần phải hiểu chính xác như vậy.
Về năng lực cung cấp dịch vụ logistics VN, VLA tin rằng các DN logistics VN đủ khả năng cung cấp các dịch vụ thuộc chuỗi dịch vụ logistics cho tất cả các DN sử dụng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận các yếu kém về một số lĩnh vực như: lĩnh vực vận tải hàng không, vận tải đường biển quốc tế, các DN dịch vụ logistics VN không thể đầu tư với nguồn vốn lớn vì còn nhiều công ty là DN vừa và nhỏ. Việc này cần phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Bởi vì, cũng như tất cả các nước trên thế giới khi mà các công ty vận tải biển lớn đều có xuất phát điểm từ sự hỗ trợ này. Quan điểm của VLA về DN cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài đang cung cấp dịch vụ tại VN là các DN này kinh doanh ở VN, thứ nhất sử dụng lao động VN, đóng thuế cho VN. Thứ hai, các DN này là đối tác của chúng ta, cạnh tranh lành mạnh chứ không phải giành giật. Thứ ba, các DN này có ưu điểm để các DN dịch vụ logistics VN học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý, nghiệp vụ, khoa học công nghệ logistics, để cùng nhau phát triển ngành dịch vụ logistics VN.
Mời quý độc giả xem chi tiết bài báo bằng cách click vào đây.
Tham khảo Nguyễn Tương/ Vietnam logistics Review