Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 8 tháng 9 năm 2024
Vietnamese English

VALOMA PHỐI HỢP VỚI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH GIA LAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ, LIÊN KẾT VÙNG

23/05/2024 11:27

Ngày 23/05/2024, tại Thành phố Pleiku, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) đã phối hợp cùng Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị nâng cao nhận thức về dịch vụ logistics và phát triển hành lang kinh tế, liên kết vùng.

Về phía VALOMA, PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch VALOMA đại diện Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã trực tiếp tham gia trao đổi, phổ biến thông tin và kiến thức cho các cán bộ làm công tác quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Gia Lai về dịch vụ logistics và phát triển hành lang kinh tế, liên kết vùng.

Thực hiện Nghị quyết số 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics; đến nay tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai đạt được một số kết quả cụ thể:

+ Ngày 17/5/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1130/KH-UBND về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023- 2025, định hướng 2030. UBND tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Hội nghị với hơn 300 đại biểu đại diện các Cục, Trường, Viện thuộc Bộ Công Thương; đại diện Sở Công thương một số tỉnh, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh; cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics ở một số tỉnh, thành phố… trao đổi các giải pháp nhằm định hướng và thúc đẩy phát triển ngành logistics một cách hiệu quả bền vững, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của nông sản và các sản phẩm hàng hóa tỉnh Gia Lai.


+ Ngày 30/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Dự án xây dựng Trung tâm kho vận quốc tế Logistics Tây Nguyên tại xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang đã được đưa vào quy hoạch của tỉnh với quy mô hạng II, diện tích 511ha. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2022-2025 và được chính quyền địa phương và người dân đồng tình ủng hộ cao.


+ Bên cạnh đó, Quy hoạch tỉnh cũng đã đưa các dự án: Xây dựng Trung tâm Logistic ở khu công nghiệp Nam Pleiku (huyện Chư Sê); Xây dựng 03 cảng cạn (ICD): ICD Nam Pleiku (diện tích 10 ha), ICD Lệ Thanh (diện tích 10 ha), ICD An Phú (diện tích 10 ha). Ngoài ra, xây dựng thêm các Trung tâm logistics chuỗi nông sản trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu phát triển nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên so với mặt bằng chung của cả nước, hoạt động logstics của tỉnh Gia Lai vẫn còn khó khăn nhất định:

  • Các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh có quy mô tương đối nhỏ lẻ, loại hình dịch vụ đơn giản, chưa có tính liên kết cao, chưa mang lại giá trị gia tăng lớn. Chủ yếu là các hoạt động vận tải, chuyển phát hàng hóa đơn lẻ hoặc dịch vụ thuê kho, bãi. Các dịch vụ khác như: Hỗ trợ bảo quản (kho lạnh, sấy nhiệt, chiếu xạ…), đóng gói, hỗ trợ thủ tục hải quan, giao nhận, phân tích và kiểm định kỹ thuật…hầu như chưa có doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.
  • Đối với tỉnh Gia Lai, dịch vụ logistics là ngành dịch vụ còn khá mới mẻ. Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ logistics gặp không ít khó khăn do dịch vụ logistics rộng, liên quan đến nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; Bộ Giao thông vận tải quản lý về dịch vụ vận tải; Bộ Công Thương ...
  • Hiện nay, chất lượng của dịch vụ logistics phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của dịch vụ vận tải. Khi hoạt động vận tải được tổ chức thực hiện một cách tối ưu, chất lượng tốt sẽ góp phần đáng kể nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ vận tải tỉnh Gia Lai chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa nội tỉnh, quy mô nhỏ.
  • Hạ tầng logistics chưa đồng bộ và còn thiếu tính kết nối, thiếu hạ tầng kho, bãi tập trung, chưa đồng bộ với hệ thống đường giao thông và cơ sở sản xuất. Phần lớn nhân lực trong lĩnh vực logistics hiện nay đều được đào tạo từ các nguồn khác nhau, chưa được đào tạo chính quy, bài bản. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, đơn lẻ, chủ yếu đảm nhận công đoạn giao nhận vận tải.

Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho các cán bộ làm công tác quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh các vấn đề liên quan về hoạt động logistics, Sở Công Thương phối hợp Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức Hội nghị nâng cao nhận thức về dịch vụ logistics và Phát triển hành lang kinh tế, liên kết vùng.

Tại Hội nghị, VALOMA tập trung tập huấn cho các cán bộ làm công tác quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hai chuyên đề:

Chuyên đề 1: Tổng quan về logistics” cung cấp bức tranh hội nhập kinh tế quốc tế và logistics toàn cầu cũng như toàn cảnh logistics Việt Nam và các cơ chính sách logistics Việt Nam hiện nay.

“Chuyên đề 2: Phát triển hành lang kinh tế và liên kết vùng” cung cấp thông tin về quy hoạch quốc gia và hành lang kinh tế, phát triển liên kết vùng, phát triển hệ thống logistics Gia Lai phục vụ phát triển hành lang kinh tế và liên kết vùng”

Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về các vấn đề liên quan để tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm phát triển logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai kết nối liên vùng.

Nguồn: Thông tin được cung cấp bởi Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA), phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về logistics cho cộng đồng. 

 

 
(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(3) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(4) Nghiên cứu thị trường Lào kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics và chính sách, quy định liên quan; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (phát hành tháng 03/2024), VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(5) Nghiên cứu thị trường Campuchia: kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics và chính sách, quy định liên quan; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 (bản công bố vào tháng 3/2024), VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 9
Số người truy cập: 5.269.024
Chung nhan Tin Nhiem Mang