Các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics
18/12/2017 16:59
Trong khuôn khổ cam kết trong WTO và ASEAN, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics bao gồm: dịch vụ xếp, dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa và các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng với những quy định hết sức cụ thể. Các dịch vụ cụ thể đều yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, tỷ lệ vốn góp không quá 49%, 51%, 70% tùy từng dịch vụ và từng mốc thời gian cụ thể cho việc tăng vốn góp trong liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ logistics cụ thể còn bị ràng buộc theo phương thức cung cấp, cụ thể là phương thức 1: cung cấp qua biên giới, phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài, phương thức 3: hiện diện thương mại, phương thức 4: hiện diện của thể nhân.
Các nước thành viên ASEAN cũng đã nhất trí xây dựng lộ trình hội nhập ngành dịch vụ logistics trong ASEAN vào tháng 5/2007. Dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên hợp quốc là CPC 741), Dịch vụ kho bãi (CPC 742), Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748), các dịch vụ hỗ trợ khác (CPC 749), Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**), Dịch vụ đóng gói (CPC 876), Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC), Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ, Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cấp cao về vận tải trong ASEAN), Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112), Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213).
Những cam kết về gỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan của các FTA mang đến kỳ vọng mở rộng thị trường cho các DN trong nước và sẽ tác động mạnh đến lĩnh vực dịch vụ logistics phục vụ cả xuất và nhập, đều sẽ tăng cao. Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) thúc đẩy lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại trong khu vực, từ đó tạo ra lực đẩy lớn cho các doanh nghiệp logistics trong nước.
Tuy nhiên, thị trường càng mở cửa, càng đồng nghĩa với việc các DN logistics Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các DN logistics nước ngoài. Đặc biệt, với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) thúc đẩy DN logistics các nước thuộc khối ASEAN sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường. Ngoài ra, nhờ vào các FTA, số lượng DN FDI tăng nhanh; những DN này sẽ sử dụng dịch vụ vận tải của các công ty logistics có vốn đầu tư từ nước họ. Nếu không có những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ và giá cả, các DN logistics trong nước sẽ khó tiếp cận và trở thành nhà thầu cung ứng dịch vụ logistics cho DN FDI trên.
VITIC tổng hợp
Các nước thành viên ASEAN cũng đã nhất trí xây dựng lộ trình hội nhập ngành dịch vụ logistics trong ASEAN vào tháng 5/2007. Dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên hợp quốc là CPC 741), Dịch vụ kho bãi (CPC 742), Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748), các dịch vụ hỗ trợ khác (CPC 749), Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**), Dịch vụ đóng gói (CPC 876), Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC), Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ, Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cấp cao về vận tải trong ASEAN), Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112), Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213).
Những cam kết về gỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan của các FTA mang đến kỳ vọng mở rộng thị trường cho các DN trong nước và sẽ tác động mạnh đến lĩnh vực dịch vụ logistics phục vụ cả xuất và nhập, đều sẽ tăng cao. Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) thúc đẩy lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại trong khu vực, từ đó tạo ra lực đẩy lớn cho các doanh nghiệp logistics trong nước.
Tuy nhiên, thị trường càng mở cửa, càng đồng nghĩa với việc các DN logistics Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các DN logistics nước ngoài. Đặc biệt, với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) thúc đẩy DN logistics các nước thuộc khối ASEAN sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường. Ngoài ra, nhờ vào các FTA, số lượng DN FDI tăng nhanh; những DN này sẽ sử dụng dịch vụ vận tải của các công ty logistics có vốn đầu tư từ nước họ. Nếu không có những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ và giá cả, các DN logistics trong nước sẽ khó tiếp cận và trở thành nhà thầu cung ứng dịch vụ logistics cho DN FDI trên.
VITIC tổng hợp
• Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Trung Quốc (20/02/2023)
• Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vận tải hàng không (27/02/2019)
• Quy định mới về giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo đối với vận tải nội địa (27/02/2019)
• Việt Nam - Campuchia ký Nghị định thư tạo thuận lợi vận tải liên vận đường bộ, đường thủy (26/02/2019)
• Tp. HCM đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng. (26/02/2019)
• Lựa chọn và công bố doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh. (18/12/2017)
• Sửa quy định về XK khoáng sản có nguồn gốc NK (15/12/2017)
• Sửa tiêu chí chọn DN thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (13/12/2017)
• Bãi bỏ một số quy định về xuất nhập khẩu và thuê kho bãi (11/12/2017)
• Phòng ngừa ô nhiễm môi trường vận chuyển hàng bằng tàu biển (06/12/2017)
Liên kết