Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu rượu của Đài Loan

13/02/2023 08:48
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu rượu tại Đài Loan được quản lý bởi “Luật quản lý rượu, thuốc lá” (The Tobacco and Alcohol Administration Act). Văn bản Luật quản lý rượu, thuốc lá mới nhất ngày 27/12/2017.


Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc xin giới thiệu một số quy định nổi bật như sau:

1. Về quy định chung:
- Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF) là đơn vị chủ quản ở cấp Trung ương, trong khi chính quyền các thành phố, huyện thị sẽ trực tiếp quản lý tại địa phương.
- Rượu là đồ uống có độ cồn vượt quá 0,5% tính theo dung lượng.
- Doanh nghiệp rượu gồm:
+ Doanh nghiệp sản xuất chế biến rượu: Kinh doanh sản xuất chế biến (gồm cả chế tạo, đóng gói).
+ Doanh nghiệp nhập khẩu rượu: Kinh doanh nhập khẩu.
+ Doanh nghiệp tiêu thụ rượu: Kinh doanh bán buôn, bán lẻ.
- Rượu lậu: gồm rượu sản xuất chế biến khi chưa được phép; nhập khẩu khi chưa được phép; sản xuất chế biến ở địa chỉ bên ngoài địa chỉ được phép sản xuất chế biến; được phép nhập khẩu song nhập rồi mà chưa khai báo hải quan hoặc khai báo không đúng sự thật, khai báo thiếu số lượng nhất định.
- Rượu kém phẩm chất: là rượu được sản xuất từ cồn ngoài loại cồn dùng để ăn đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia; không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh.

2. ​Quản lý doanh nghiệp rượu
- Doanh nghiệp sản xuất chế biến rượu, trừ doanh nghiệp sản xuất chế biến cồn chưa biến tính phải là công ty cổ phần hữu hạn ra, đều phải là công ty, liên doanh, sự nghiệp 100% vốn hoặc tổ chức nông nghiệp thành lập theo luật.
- Xin thành lập doanh nghiệp sản xuất chế biến rượu phải điền form, kèm theo bản kế hoạch sản xuất, kinh doanh nộp cho cơ quan chủ quản trung ương xin giấy phép thành lập. Và kể từ ngày có giấy phép thành lập, trong vòng 2 năm, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh như giấy đăng ký nhà máy, để xin cơ quan chủ quản trung ương cấp giấy phép sản xuất chế biến. Sau khi nhận giấy phép sản xuất chế biến, mới bắt đầu được sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp xin nhập khẩu rượu cần điền form xin cơ quan chủ quản trung ương cấp giấy phép thành lập, và kể từ ngày có giấy phép thành lập, trong vòng 2 năm, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh đăng ký công ty, xin cơ quan chủ quản trung ương cấp giấy phép nhập khẩu. Sau khi có giấy phép nhập khẩu mới được kinh doanh.

3. Quản lý sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ
- Doanh nghiệp chưa có giấy phép sản xuất chế biến rượu thì không được nhận ủy thác sản xuất chế biến rượu.
- Doanh nghiệp sản xuất chế biến rượu khi chia nhỏ rượu ra để tiêu thụ thì không được thay đổi thương hiệu vốn có, và phải có được văn bản chứng minh sự ủy quyền của nguyên nhà máy. Văn bản ủy quyền này phải ghi rõ số lượng, tỷ lệ, phương pháp ủy quyền chia nhỏ, và tem nhãn ủy quyền sử dụng.
Rượu nhập khẩu để chia nhỏ khi khai báo hải quan phải xuất trình giấy chứng minh xuất xứ do chính phủ hoặc thương hội được chính phủ ủy quyền của nước sản xuất cấp.
Rượu bán hoặc chuyển nhượng không được tiến hành bằng các phương thức máy bán tự động, mua qua bưu điện, mua qua mạng điện tử hoặc các phương thức khác khiến không thể phân biệt được người mua và tuổi tác.
Rượu bán phải thiết lập chuyên khu, chuyên quầy.
Rượu quá hạn không được bán.

4. Quản lý chú thích, quảng cáo và tiếp thị
- Việc ghi chú trên rượu phải theo các quy định của pháp luật liên quan.
- Rượu xuất khẩu đổi sang bán nội địa hoặc rượu nhập khẩu khi bán, phải có ghi chú dán nhãn bằng  tiếng Trung.
- Không phải là rượu mà luật này quy định, thì không được ghi chú, quảng cáo, tiếp thị hoặc khiến cho người ta hiểu nhầm là rượu.
Doanh nghiệp bán rượu cần ghi rõ ở nơi ra vào chỗ bán hoặc ở những địa điểm phù hợp khác những nội dung sau:
+ Uống rượu không lái xe.
+ Chưa đủ 18 tuổi cấm uống rượu.
+ Không bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Quảng cáo hoặc tiếp thị rượu, phải ghi rõ “cấm lái xe khi đã uống rượu” và cần ghi “uống rượu quá lượng có hại sức khỏe” hoặc các dòng tiêu ngữ khác. Song không được làm trái các điều sau:
+ Trái trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục.
+ Khuyến khích hoặc đề xướng việc uống rượu.
+ Lấy nhi đồng, thiếu niên làm đối tượng hoặc làm hại đến sức khỏe nhi đồng, thiếu niên, phụ nữ có thai.
+ Có nội dung gian dối, khoa trương, bày đặt hoặc dễ gây hiểu lầm.
+ Ngấm ngầm hoặc công khai có các ghi chú, quảng cáo, tiếp thị về hiệu quả trị liệu, tăng cường sức khỏe.
+ Các nội dung, sự việc khác mà cơ quan chủ quản trung ương cấm quảng cáo, ghi chú.
- Cơ quan chủ quản về vệ sinh cần kiểm tra vệ sinh của quy trình tác nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất rượu và có hồ sơ ghi chép. Khi cần thiết có thể tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm.
Rượu nhập khẩu phải xin kiểm nghiệm với cơ quan chủ quản về rượu. Nếu đạt tiêu chuẩn vệ sinh thì mới được nhập khẩu. 
(Chi tiết như bản dịch của Luật kèm theo)

5. Về thuế quan nhập khẩu
- Theo biểu thuế hiện hành của Đài Loan, thuế suất hiện hành tùy từng loại rượu hiện dao động từ 0~40% (chi tiết như chương 22 của Biểu thuế kèm theo)
- Một số lưu ý đối với quy định khi nhập khẩu:
+ Mã quản lý 462: Nhập khẩu rượu whisky Scotch phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận tuổi rượu do hải quan Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len cấp. Nếu nhập để tự dùng và lượng nhập không quá 5 lít thì không phải chịu hạn chế này.
+ Mã quản lý 463: a-/ Phải có giấy phép hoặc văn bản đồng ý của MOF . b-/ Nhập khẩu để tự dùng thì không được quá 5 lít.
+ Mã quản lý 467: Nhập cồn chưa biến tính dùng trong công nghiệp để sử dụng ngoài việc chế rượu và chế rượu thuốc, thì phải có văn bản đồng ý của Cục Công nghiệp. Nhập cồn chưa biến tính dùng trong công nghiệp để chế rượu và chế rượu thuốc, thì phải có văn bản đồng ý của MOF. Nhập cồn chưa biến tính để dùng trong cơ quan quân sự, trường học quân sự, bệnh viện quân đội, thì phải có văn bản đồng ý của Cơ quan quản lý Quốc phòng.
+ Mã quản lý WO1: Phải xin MOF kiểm tra kiểm nghiệm nhập khẩu theo “Quy định kiểm tra kiểm nghiệm rượu nhập khẩu” ban hành bởi liên Cơ quan quản lý Tài chính và Y tế.
+ Mã quản lý MWO: Sản phẩm xuất xứ Trung Quốc bị cấm nhập.

6. Hội chợ triển lãm
Các hội chợ triển lãm chuyên ngành đồ uống lớn tại Đài Loan gồm:
-  Taipei Wine & Spirits Festival (TWSF) : tháng 11 hàng năm tại Đài Bắc
- Kaohsiung Food Show (KFS): tháng 10 hàng năm tại Cao Hùng
- Taichung Int'l Tea, Coffee and Bakery Show (TCFB) : tháng 7 hàng năm tại Đài Trung
- Taipei Food Show (Food Taipei): Tháng 6 hàng năm tại Đài Bắc

Doanh nghiệp/độc giả vui lòng xem chi tiết tại file đính kèm.
CHƯƠNG 22 THUE RUOU DAI LOAN.pdf
Luat quan ly ruou thuoc la Dai Loan.pdf
Nguồn: Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 13
Số người truy cập: 6.239.056
Chung nhan Tin Nhiem Mang