Bình Thuận ưu tiên phát triển loạt cảng biển
02/01/2024 14:32
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, các bến cảng Phú Quý, bến cảng Phan Thiết sẽ phục vụ cho vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển du lịch. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Bình Thuận thuộc nhóm cảng biển số 3. Cụ thể:
Khu bến Vĩnh Tân sẽ phục vụ cho trung tâm điện lực Vĩnh Tân, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận và một phần hàng hóa khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, đáp ứng cho tàu trọng tải đến 100.000 tấn.
- Khu Bến Sơn Mỹ phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Sơn Mỹ, tổng kho LNG Sơn Mỹ và Trung tâm điện lực Sơn Mỹ; có bến hàng lỏng/khí, bến tổng hợp, bến khách phù hợp với nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư. Khu bến đáp ứng cho tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn; tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu khách quốc tế phù hợp với thực tế.
- Đối với các bến ngoài khơi (các mỏ: Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Thăng Long-Đông Đô) là các bến dầu khí được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ.
- Riêng khu bến Phan Thiết, Phú Quý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách, tàu hàng trọng tải đến 5.000 tấn.
Địa phương được định hướng thu hút đầu tư xây dựng cảng cạn tại huyện Hàm Thuận Nam, cung cấp các dịch vụ cảng cạn theo hành lang vận tải quốc lộ 1. Cảng cạn phục vụ vận chuyển hàng hóa cho cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, có năng lực hàng hóa thông qua đạt 60.000 - 120.000 tấn/năm.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh cũng nghiên cứu thu hút đầu tư xây dựng 2 cảng cạn khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định hiện hành, để phục vụ cho xuất, nhập khẩu tại các khu công nghiệp của tỉnh và phân phối hàng hóa cho khu vực, vùng lân cận, bao gồm: cảng cạn Hàm Tân; cảng cạn Vĩnh Tân; quy mô mỗi cảng cạn từ 6 - 12ha.
Quy hoạch cũng định hướng địa phương phát triển các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão tại Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Kê Gà, Phan Thiết, Phú Quý và các khu vực khác đủ điều kiện.
Lê Nguyệt
Link gốc
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, các bến cảng Phú Quý, bến cảng Phan Thiết sẽ phục vụ cho vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển du lịch. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Bình Thuận thuộc nhóm cảng biển số 3. Cụ thể:
Khu bến Vĩnh Tân sẽ phục vụ cho trung tâm điện lực Vĩnh Tân, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận và một phần hàng hóa khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, đáp ứng cho tàu trọng tải đến 100.000 tấn.
- Khu Bến Sơn Mỹ phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Sơn Mỹ, tổng kho LNG Sơn Mỹ và Trung tâm điện lực Sơn Mỹ; có bến hàng lỏng/khí, bến tổng hợp, bến khách phù hợp với nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư. Khu bến đáp ứng cho tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn; tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu khách quốc tế phù hợp với thực tế.
- Đối với các bến ngoài khơi (các mỏ: Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Thăng Long-Đông Đô) là các bến dầu khí được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ.
- Riêng khu bến Phan Thiết, Phú Quý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách, tàu hàng trọng tải đến 5.000 tấn.
Địa phương được định hướng thu hút đầu tư xây dựng cảng cạn tại huyện Hàm Thuận Nam, cung cấp các dịch vụ cảng cạn theo hành lang vận tải quốc lộ 1. Cảng cạn phục vụ vận chuyển hàng hóa cho cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, có năng lực hàng hóa thông qua đạt 60.000 - 120.000 tấn/năm.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh cũng nghiên cứu thu hút đầu tư xây dựng 2 cảng cạn khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định hiện hành, để phục vụ cho xuất, nhập khẩu tại các khu công nghiệp của tỉnh và phân phối hàng hóa cho khu vực, vùng lân cận, bao gồm: cảng cạn Hàm Tân; cảng cạn Vĩnh Tân; quy mô mỗi cảng cạn từ 6 - 12ha.
Quy hoạch cũng định hướng địa phương phát triển các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão tại Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Kê Gà, Phan Thiết, Phú Quý và các khu vực khác đủ điều kiện.
Lê Nguyệt
Link gốc
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY