Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024
Vietnamese English

Chuyển đổi năng lượng và vấn đề Biển Đỏ tác động đến cơ cấu hàng hóa qua cảng biển Hamburg (Đức) nửa đầu năm 2024

23/08/2024 13:57

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------

Hoạt động xử lý container tại cảng Hamburg trong nửa đầu năm 2024 đã được công bố trong báo cáo mới đây của Cảng vụ, với 3,8 triệu TEU được xử lý, duy trì xu hướng tăng nhất quán trong cả phân khúc trung chuyển và vận chuyển xuyên lục địa.

Cảng Hamburg, Đức

Tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang các loại năng lượng tái tạo đang ngày càng rõ ràng hơn trong việc xử lý hàng rời, đặc biệt là do khối lượng than giảm. Sự sụt giảm này cũng góp phần làm giảm tổng thể lượng hàng rời thông qua, giảm 12,1% xuống còn 16,7 triệu tấn.

Trong nửa đầu năm nay, cảng Hamburg đã xử lý tổng cộng 55,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Cảng cũng ghi nhận có sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượt tàu container ghé cảng và tỷ lệ vận tải đường sắt trong vận tải nội địa, nhất là khi xu hướng chuyển đổi năng lượng bền vững giúp đường sắt được quan tâm hơn như một phương thức vận chuyển thân thiện với môi trường. 

Mặc dù tình trạng bất cân đối container chiều đi và chiều về vẫn tồn tại, dẫn đến tỷ lệ container rỗng cao và chưa được tối ưu hóa, nhưng khối lượng container có hàng tăng nhẹ 0,5%, đạt 3,4 triệu TEU.

Hoạt động xử lý hàng tổng hợp (general cargo) nói chung cũng cho thấy kết quả tích cực, tăng 4,3% lên 585.000 tấn. Xu hướng phục hồi nhu cầu sau năm 2023 giúp sản lượng hàng hóa tổng hợp (hàng bách hóa) thông qua Cảng đạt 39,2 triệu tấn.

Số lượng tàu container cập Cảng Hamburg tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2024, với mức tăng gần 1%. Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi các tàu cỡ vừa và nhỏ, vì các chuyến ghé cảng của các tàu container lớn có sức chứa trên 10.000 TEU đã giảm đối với tất cả các hạng kích thước so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này phản ánh cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Biển Đỏ, nơi các cuộc tấn công của phiến quân Houthi đã khiến các công ty vận tải phải lựa chọn tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng. Tuyến đường vòng này kéo dài thời gian đi lại giữa châu Á và châu Á thêm tới 15 ngày và thúc đẩy việc điều chỉnh các dịch vụ tàu biển. Về mặt tích cực, hiện có thêm các dịch vụ tàu biển cập cảng Hamburg.

Xét về các tuyến thương mại: Trong số mười thị trường xuất, nhập khẩu hàng đầu có hàng hóa qua cảng Hamburg, hàng hóa đến và từ Malaysia nổi bật với khối lượng hàng hóa tăng 14,7% lên 88.000 TEU, đưa nước này lên vị trí thứ mười. Hàng hóa đến và đi từ Hoa Kỳ cũng tiếp tục xu hướng tăng, với 341.000 TEU.

Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu, với tổng cộng 1,1 triệu TEU (nhưng giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2023).

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xu hướng tích cực của bốn năm qua, với mức tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đứng thứ mười hai về khối lượng hàng hóa thương mại qua Hamburg, tăng sáu bậc trong nửa đầu năm 2024.

Về cơ sở hạ tầng: Việc cung cấp điện từ trên bờ cho tàu container, tàu du lịch và tàu thủy nội địa tại Cảng Hamburg đang được chú ý, với các cơ sở mới gần đây đã đi vào hoạt động.

Ngoài ra, nhờ việc cải thiện cơ sở hạ tầng, gia tăng sự kết nối giữa các ga, trạm và cơ sở năng lượng cần thiết cho hoạt động vận tải, ngày càng có nhiều chủ hàng lựa chọn  vận tải đa phương thức kết nối với cảng, trong đó đường sắt là một phương thức vận tải bền vững trong giao thông nội địa, củng cố thêm vai trò chủ đạo của đường sắt trong hoạt động cảng biển-nội địa của Hamburg. Bất chấp những thách thức từ việc đóng cửa các tuyến đường và công trình xây dựng mở rộng, thị phần tính theo TEU của vận chuyển đường sắt đã tăng lên 50,8% trong nửa đầu năm, với 1,3 triệu TEU được xử lý, tăng 3,1%. Về mặt trọng tải, thị phần của vận tải đường sắt tăng 1,2%, đạt 23,4 triệu tấn.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu và các lưu ý)

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(7) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 43
Số người truy cập: 5.343.417
Chung nhan Tin Nhiem Mang