Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ tư, ngày 22 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Thị trường logistics ngược: Dự báo sẽ rất sôi động trong thời gian tới

21/06/2018 21:52
Reserve logistics” hay còn gọi là “Logistics ngược”, logistics thu hồi hàng, logistics trả lại hàng, hiểu đơn giản là logistics phục vụ việc trả lại sản phẩm của khách hàng cho người bán.

Đây là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.

Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì, vỏ chai, bình ga, khuyến mãi tích điểm…So với logistics xuôi (fowarding logistics) thì logistics ngược (reserve logistics) có nhiều khó khăn hơn như: khó dự báo hơn- thường không nằm trong kế hoạch mà chủ yếu để giải quyết các vấn đề phát sinh, các sự cố trong quá trình giao hàng, bán hàng, phân phối...; khó phân định quyền sở hữu (người mua hàng hay người bán hàng); bao bì, vật bảo quản sản phẩm trong nhiều trường hợp đã bị phá hủy (bóc, xé...), hóa đơn, giấy tờ phát sinh phức tạp...

Mặc dù so với thị trường logistics xuôi thì logistics ngược là phân khúc khó khăn hơn nhiều nhưng không thể phủ nhận thực tế là thị trường này tăng trưởng liên tục nhờ chính sách nhận trả hàng miễn phí của các nhà bán lẻ trực tuyến và được dự báo sẽ rất sôi động trong thời gian tới nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới. 

Logistics ngược ngày nay đã là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các lý do khác nhau dẫn đến việc thu hồi bao gồm các sản phẩm bị hỏng, lỗi, không khớp với mô tả hoặc nhận sản phẩm sai, giao nhầm địa chỉ, khiếu kiện khiếu nại khác… Hiệu quả của logistics ngược có vai trò rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thể hiện qua khâu hậu mãi, giải quyết khủng hoảng truyền thông, khắc phụ nhanh chóng lỗi sản phẩm hàng loạt hoặc phục vụ việc tái chế và chống hàng giả, hàng nhái đối với các bao bì, vật đựng sản phẩm dễ bị làm giả.

Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn như trong hình 2 dưới đây. Bước đầu tiên trong quy trình logistics ngược là “Tập hợp” bao gồm các hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi. Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được “Kiểm tra” thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại.


Ước tính logistics ngược chiếm 30% mua hàng trực tuyến. Trong khi đó, sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến đạt 23% so với năm 2018, chiếm 12% thị trường bán lẻ trên toàn thế giới. Do đó, xu hướng logistics ngược chiếm dự kiến sẽ tăng cùng với thị trường thương mại điện tử. Hơn nữa, PwC thấy rằng chính sách vận chuyển hàng miễn phí là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào việc mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, hỗ trợ sự gia tăng xu hướng hậu cần ngược lại.

Năm 2018, dự kiến thị trường logistics toàn cầu sẽ đạt 1,1 nghìn tỷ USD sau khi tăng trưởng CAGR 22% trong 3 năm qua, đặc biệt là ở châu Âu thị trường điện tử gia dụng  có tốc độ tăng trưởng khoảng 15%. Reserve logistics ở châu Âu chiếm 45% tổng giá trị thị trường toàn cầu, chủ yếu do ở thị trường này quyền trả lại hàng của người tiêu dùng được bảo đảm ở mức độ cao, cho phép khách hàng trả lại các giao dịch mua qua mạng, điện thoại và email trong mọi trường hợp trong vòng 14 ngày. Do đó, nếu các quyền đó được phổ biến trên toàn thế giới, thị trường logistics ngược sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong vận chuyển và hệ sinh thái logistics để hỗ trợ  mua bán hàng trực tuyến.

VITIC biên dịch/ Theo Economic intelligent center
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 7
Số người truy cập: 6.382.239
Chung nhan Tin Nhiem Mang