Lạng Sơn: Rà soát, khắc phục hạn chế của các kho bãi, địa điểm kiểm tra tập kết hàng hóa
Thông tin tham khảo về: Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY
------
Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại liên quan đến quy định về điều kiện hoạt động của các kho bãi, địa điểm tại khu vực biên giới trên địa bàn Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn đề nghị các chi cục hải quan cửa khẩu triển khai kiểm tra, rà soát, đánh giá lại hệ thống tường rào, camera, lưu trữ dữ liệu tại các kho bãi, địa điểm này.
Còn nhiều hạn chế
Theo thống kê sơ bộ, hiện Cục Hải quan Lạng Sơn quản lý gần 20 điểm tập kết, kiểm tra và giám sát hàng hóa XNK tại 4 cửa khẩu. Trong đó, có 3 kho ngoại quan đang hoạt động tại cửa khẩu Cốc Nam và cửa khẩu Chi Ma, 2 kho hàng bưu chính, 2 cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ngoài ra, còn có 2 điểm kiểm tra hàng hóa tại Công ty TNHH Bảo Long và Nhà máy xi măng Đồng Bành...
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, sau khi tiến hành rà soát và kiểm tra hoạt động kinh doanh của các DN trong lĩnh vực kho bãi, địa điểm kiểm tra hàng hóa và cửa hàng miễn thuế trên địa bàn, về cơ bản các DN này đều tuân thủ theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên, do nhu cầu vận chuyển và XNK hàng hóa tăng cao, một số kho bãi đã tiến hành mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu. Trong quá trình mở rộng này, một số DN chưa thực hiện việc nhập dữ liệu đầy đủ vào phần mềm quản lý. Đồng thời, đường dẫn kết nối từ camera tại kho bãi đến cơ quan Hải quan cũng không đồng bộ. Thêm vào đó, tình trạng không đồng bộ trong xây dựng tường rào tại các kho bãi và điểm đầu tư đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý hải quan.
Cụ thể, đối với hệ thống tường rào bao quanh kho bãi, địa điểm của Công ty CP hữu nghị Xuân Cương có diện tích sau khi mở rộng được Tổng cục Hải quan công nhận theo Quyết định số 1468/QĐ-TCHQ ngày 1/6/2020 là 115.842 m2. Hiện tại tổng diện tích Công ty Công ty CP hữu nghị Xuân Cương đang khai thác là 142.000 m2, trong đó có 26.158 m2 chưa được Tổng cục Hải quan công nhận. Mặc dù tổng diện tích 142.000 m2 đã được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, tuy nhiên, Công ty CP hữu nghị Xuân Cương không bố trí tường rào ngăn cách giữa khu vực đã được Tổng cục Hải quan công nhận và khu vực chưa được công nhận.
Đối với hệ thống camera quan sát kho bãi, địa điểm, hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma đang quản lý 5 địa điểm hệ thống camera giám sát không lưu giữ đủ 6 tháng gồm: Công ty CP ĐTPT Thăng Long Lạng Sơn, dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ từ ngày 11/1/2024; Công ty TNHH MTV XNK TM Quảng Phát, dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ từ ngày 12/3/2024; Công ty TNHH Kim Phúc Hà, dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ từ ngày 12/3/2024; Kho ngoại quan của Công ty TNHH MTV TM Hòa Bình, dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ từ 12/1/2024; Kho ngoại quan của Công ty TNHH XD Vĩnh Long, dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ từ ngày 5/3/2024…
Hay Chi cục Hải quan Tân Thanh đang quản lý kho bãi, địa điểm của Công ty CP dịch vụ vận tải quốc tế Việt Trung tại cửa khẩu Na Hình và dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ tại hệ thống không đủ 6 tháng.
Nhanh chóng khắc phục
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đảm bảo thực hiện đúng quy định, Cục Hải quan Lạng Sơn đề nghị các chi cục hải quan cửa khẩu trực tiếp kiểm tra về các điều kiện hoạt động kho bãi, địa điểm đánh giá chưa đáp ứng; không duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2016/NĐ- CP của Chính phủ.
Đồng thời, các chi cục tiếp tục yêu cầu DN thực hiện khắc phục, sửa chữa, bổ sung đầy đủ các điều kiện trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 27/5/2024 (ngày công văn 2325/TQHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ban hành), phân công công chức thường xuyên theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện của DN.
Sau khi DN đã khắc phục xong, các chi cục thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả (đối chiếu quy định tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2016/NĐ-CP về các điều kiện hoạt động, kèm biên bản kiểm tra, dữ liệu hình ảnh kèm, tài liệu liên quan).
Đối với điều kiện về phần mềm kết nối trực tuyến để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động, Cục Hải quan Lạng Sơn đề nghị các đơn vị yêu cầu DN kinh doanh kho, bãi thực hiện cài đặt phần mềm đáp ứng yêu cầu tại điểm 3b, khoản 18 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ: “Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan Hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động”.
Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng làm việc với Chi nhánh ga Đồng Đăng về thực trạng kho bãi, địa điểm tại khu vực cửa khẩu để kiến nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục đầu tư đáp ứng việc kiểm tra, giám sát hải quan tại Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng đáp ứng quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP, Nghị định số 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Cục Hải quan Lạng Sơn yêu cầu các chi cục hải quan được giao quản lý kho bãi, địa điểm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao trong quản lý kho bãi, địa điểm; tăng cường công tác rà soát, đối chiếu số liệu, dữ liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ tại kho bãi, địa điểm với Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tư động để giám sát, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa.
Cục Hải quan Lạng Sơn chỉ rõ, phần mềm quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến của 11 kho bãi, địa điểm cho cơ quan Hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động không đáp ứng gồm: Công ty CP hữu nghị Xuân Cương, Công ty TNHH Tuấn Minh, Công ty CP ĐTPT Thăng Long Lạng Sơn, Công ty CP DV XNK tổng hợp Chi Ma HТТ, Công ty CP kinh doanh kho ngoại quan Chi Ma - Bắc Kinh, Công ty TNHH XD Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV Trần Quang Nghĩa, Công ty TNHH MTV XNK thương mại Quảng Phát, Công ty TNHH Kim Phúc Hà, Công ty CP vận tải thương mại Bảo Nguyên, Công ty CP dịch vụ vận tải quốc tế Việt Trung. |
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY