Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2024
Vietnamese English

Góp phần giải quyết tình trạng ách tắc nông sản nhờ đường sắt quốc tế

11/01/2024 08:03
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

Trong vòng 10 năm gần đây, lần đầu tiên Bộ GTVT mở mới 1 ga liên vận quốc tế tại Bắc Giang. Chỉ sau 3 tháng mở ga liên vận, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và cả lực lượng hải quan đã hoàn thành cửa khẩu đường sắt vào sâu trong nội địa.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, nên kết quả phát triển kết cấu hạ tầng đã đạt khối lượng rất lớn. Nhiều công trình giao thông được khởi công, được quan tâm đầu tư đúng nên mang tính chiến lược, động lực và đột phá.

Cụ thể, năm 2023, ngành giao thông đã khởi công 26 công trình, khánh thành 20 công trình của 5 lĩnh vực chuyên ngành và trên 6 vùng kinh tế.

Về đường sắt, năm 2023, tuyến đường sắt hiện hữu đã được nâng cấp và đưa vào khai thác rất hiệu quả. Trong vòng 10 năm gần đây, lần đầu tiên Bộ GTVT mở mới 1 ga liên vận quốc tế tại Bắc Giang. Chỉ sau 3 tháng mở ga liên vận, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và cả lực lượng hải quan đã hoàn thành cửa khẩu đường sắt vào sâu trong nội địa.

Từ ga liên vận này, lần đầu tiên hàng hoá có thể xuất khẩu trực tiếp từ Bắc Giang sang Trung Quốc cũng như chiều ngược lại, dự kiến khối lượng hàng hoá xuất khẩu qua ga này lên đến 12 tỷ USD/năm, góp phần giải quyết tình trạng ách tắc nông sản hàng năm.



Bên cạnh đó, đường sắt Việt Nam cũng đã nâng cấp, mở ra các kho hàng, bãi hàng, kho liên vận quốc tế như từ ga Yên Viên mở thẳng sang ga Thạch Gia Trang (Trung Quốc) với 2 đôi tàu chạy liên tục hằng tuần hay tuyến đường sắt liên vận chạy thẳng từ ga Sóng Thần (Bình Dương) sang Trung Quốc.

"Trong 5 năm trở lại đây, nhờ phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt mà Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã kinh doanh có lãi", Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Về hàng không, cuối năm 2023 đã khánh thành sân bay Điện Biên – lần đầu tiên máy bay tầm trung A320, A321, Boeing 727 có thể cất cánh trực tiếp từ sân bay Điện Biên thực hiện những đường bay dài đến TPHCM và các nước trong khu vực châu Á. Bên cạnh đó đã khánh thành Nhà ga hành khách Phú Bài, khởi công 2 công trình rất lớn là Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Về hàng hải, theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, các luồng cho tàu biển lớn vào các cảng biển lớn đều được đầu tư hoàn thành, như luồng hàng hải cho tàu biển vào cảng Nam Nghi Sơn (Thanh Hoá) từ phao số 0, luồng từ phao số 0 vào cảng CMIT thuộc khu vực Cái Mép - Thị Vải có thể đón được tàu lên đến 100.000 tấn đưa vào khai thác không cần đợi thuỷ triều...

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết về những kết quả khả quan của hệ thống đường thuỷ nội địa. Đặc biệt là chỉ riêng năm 2023 đã đưa vào khai thác 475 km cao tốc, xấp xỉ bằng cả nhiệm kỳ 2016-2020.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy , Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, nên khối lượng công việc rất lớn, dự kiến để đầu tư hạ tầng giao thông đến năm 2030 vào khoảng 2 triệu tỷ đồng. Vì thế, việc thực hiện không thể thiếu các địa phương cùng tham gia vào việc phát triển kết cấu hạ tầng.

Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, việc phân cấp thời gian qua đã phát huy ngay hiệu quả. Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trương là tập trung vào quản lý Nhà nước, chỉ thực hiện các dự án có tính phức tạp cao, sử dụng công nghệ mới. Thực tiễn đã chứng minh các cao tốc Hải Phòng-Hạ Long, Hạ Long-Vân Đồn, Vân Đồn – Móng Cái các địa phương đã chủ động xin được phân cấp là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án.

Cũng đánh giá cao những kết quả mà ngành giao thông đã đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn cho rằng, có rất nhiều nhà đầu tư đang muốn tham gia các dự án xây dựng cảng nước sâu, cảng container như ở Cần Giờ, Ninh Chiểu… Về đường bộ, không chỉ là phân cấp cho địa phương cùng làm mà việc huy động nguồn vốn theo phương thức PPP cũng đã thực hiện tốt.

 
(1) THÔNG TIN VỀ CÁC NGÀNH HÀNG CÔNG NGHIỆP, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(3) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(4) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(5) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 14
Số người truy cập: 4.360.850
Chung nhan Tin Nhiem Mang