Hàng lang đường bộ-đường biển thúc đẩy trao đổi nông sản giữa Đông Nam Á và Trung Quốc
Nghiên cứu thị trường logistics chuỗi cung ứng lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2025, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY
-------------
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và phát triển Hành lang thương mại quốc tế mới trên đất liền và trên biển, xuất nhập khẩu nông sản giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á không ngừng được tăng cường. Nông sản của cả hai bên đều được người mua ưa chuộng.
Trong thời gian tới, cùng với những diễn biến mới trong thương mại toàn cầu, thị trường Đông Nam Á dự báo sẽ chứng kiến sự tăng mạnh của hàng hóa nông sản từ Trung Quốc, thông qua các hành lang thương mại đường bộ-đường biển mới, với ưu thế logistics vượt trội.
Đơn cử, một xe tải đường bộ lạnh xuyên biên giới đã vận chuyển 28 tấn chanh tươi từ Trùng Khánh, Trung Quốc, đến Việt Nam, đi qua 1.300 km chỉ trong 48 giờ. Đây là lần đầu tiên chanh Đồng Nam của Trung Quốc được cung cấp trực tiếp đến Việt Nam thông qua Hành lang thương mại đường bộ-đường biển quốc tế mới, rút ngắn thời gian vận chuyển từ sáu ngày xuống còn hai ngày. Dịch vụ mới đã giúp chanh từ Trung Quốc đến các thị trường láng giềng tăng mạnh và dự báo còn tiếp tục tăng khi mùa hè đến gần và nhu cầu tiêu thụ đồ uống tại các nước nhiệt đới tăng cao.
Đồng Nam (Trung Quốc), nằm ở vĩ độ 30 độ bắc, được biết đến với đất chua và hệ thống tưới tiêu thuận lợi, ngang hàng với các nhà sản xuất chanh có danh tiếng toàn cầu như ở California và Sicily. 70% lượng chanh xuất khẩu của Trung Quốc có nguồn gốc từ Đồng Nam, đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Năm 2024, huyện này đã xuất khẩu 39.000 tấn chanh, thu về 265 triệu nhân dân tệ (khoảng 36,75 triệu đô la Mỹ); trong quý 1 năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 6.200 tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Huang Guanyi, giám đốc bán hàng nước ngoài của một công ty nông nghiệp Trùng Khánh cho biết công ty đã vận chuyển hơn 4.000 tấn chanh đến các thị trường nước ngoài, chủ yếu là các nước Đông Nam Á trong năm 2024, cung cấp cho hơn 4.000 cửa hàng đồ uống ở nước ngoài. Các thương hiệu đồ uống của Trung Quốc như Gongcha và Mixue đang ngày càng được ưa chuộng tại Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia và Singapore, là kênh tiêu thụ quan trọng cho các sản phẩm chanh từ Trung Quốc.
Dây chuyền sản xuất phân loại chanh tự động tại quận Đồng Nam, thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc
Mixue hiện dẫn đầu thị trường đồ uống trà pha sẵn tại Đông Nam Á. Trung tâm giao dịch chanh Tongnan Malaysia bắt đầu hoạt động tại Kuala Lumpur vào tháng 9 năm 2024, thúc đẩy thương mại và xây dựng thương hiệu chung cho các sản phẩm tại các thị trường ASEAN. Singapore và các khu vực khác là nơi đặt kho chanh Tongnan và các trung tâm đổi mới, thúc đẩy thương mại và nông nghiệp kỹ thuật số.
Bên cạnh các nỗ lực tăng cường hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng để mở rộng thị trường nước ngoài, chất lượng dịch vụ logistics ưu việt (với thời gian ngắn, chi phí thấp, ít trung gian) cũng là chìa khóa để các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc nhanh chóng lan rộng ra các thị trường Đông Nam Á.
VITIC, Trích từ Báo cáo tháng thị trường logistics ASEAN
THÔNG TIN VÀ SỐ LIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN, VUI LÒNG THAM KHẢO TẠI ĐÂY
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC:
(1) Thị trường logistics chuỗi cung ứng lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2025, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các thị trường tiêu biểu, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY