Tuyến vận tải biển xuyên Thái Bình Dương biến động mạnh vì xung đột thương mại
Trong những tuần gần đây, ngành vận tải container đường biển đã chứng kiến những thay đổi đáng kể đặc biệt là trên các tuyến kết nối Châu Á với Bắc Mỹ, do tình hình thương mại bất ổn và thuế quan thay đổi nhanh chóng.
Dữ liệu Container Atlas của SONAR cho thấy lượng đơn đặt hàng vận chuyển từ Trung Quốc trong nửa đầu tháng 4/2025 giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, khi các hãng tàu cân nhắc chuyển sang Việt Nam và các trung tâm sản xuất khác trong khu vực.
Đối với tuyến bờ Tây Châu Á-Bắc Mỹ, đã có sự sụt giảm đáng kể về công suất theo lịch trình trong các tuần 16-19 của năm 2025. Sáu tuần trước, 1,43 triệu đơn vị tương đương 20 feet đã được lên kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, đến tuần 15, con số này đã giảm xuống còn 1,37 triệu TEU, tương ứng với mức giảm 12%, theo báo cáo mới của nhà phân tích Sea-Intelligence.
Tuyến bờ Đông Châu Á-Bắc Mỹ đã trải qua sự sụt giảm thậm chí còn rõ rệt hơn. Trong khoảng thời gian sáu tuần, công suất theo lịch trình trong các tuần 16-19 đã giảm từ 1,01 triệu TEU xuống còn 867.000, giảm đáng kể 14%.
Có lẽ sự thay đổi đáng chú ý nhất là sự gia tăng đáng kể trong các chuyến tàu bị hủy. Chỉ ba tuần trước, chỉ có 60.000 TEU được lên lịch bị hủy trong các tuần 16-19. Con số này tăng vọt lên 250.000 TEU trong vòng một tuần khi các hãng tàu thông báo nhiều chuyến đi bị hủy để ứng phó với mức thuế khiến xuất khẩu của Trung Quốc lao dốc. Đến tuần thứ 15, tổng công suất bị hủy trong giai đoạn này đã tăng thêm lên 367.800 TEU.
Lịch trình bị hủy hoặc nhiều cảng theo lịch trình của một vòng luân chuyển bị bỏ qua. Các hãng tàu tăng hủy chuyến vì nhiều lý do, bao gồm cả việc hỗ trợ giá cước khi nhu cầu giảm.
Trong khi đó, vận tải xuyên Đại Tây Dương không trải qua những biến động tương tự. Năng lực trên tuyến đường này vẫn khá ổn định, có thể là do chịu ảnh hưởng từ thông báo gần đây về việc tạm dừng áp thuế trong 90 ngày của cả chính quyền Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
Những điều chỉnh nhanh chóng về năng lực vận chuyển phản ánh cách tiếp cận ngắn hạn hiện tại của ngành. Với các thông báo thuế quan liên tục thay đổi, cả các hãng tàu và chủ hàng liên tục phải điều chỉnh hoạt động. Tuy nhiên, ở cấp độ mạng lưới, đa số vẫn chờ đợi những động thái rõ ràng hơn trước khi thay đổi trên diện rộng, bởi chi phí tiết lập mạng lưới mới và tái định tuyến cũng tốn kém, phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích và trách nhiệm của nhiều bên liên quan.
Tham khảo Báo cáo tháng về thị trường logistics Hoa Kỳ
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các thị trường tiêu biểu, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY