Thương mại nội Á mang lại nhiều cơ hội cho hãng hàng không Hoa Kỳ
18/04/2023 14:41
Thương mại nội Á có thể mang lại “cơ hội to lớn” cho các hãng hàng không Hoa Kỳ. Đây là nhận định trong báo cáo nghiên cứu thị trường của UPS.
Nghiên cứu "Dọn đường băng cho thương mại nội Á" do UPS thực hiện và phát hành mới đây cho thấy giá trị thương mại của Singapore với 11 thị trường châu Á lớn khác có thể tăng hơn 50% lên 13,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này.
Nghiên cứu cho thấy trên 12 thị trường nội Á được đưa vào báo cáo, có bốn phân khúc thúc đẩy sự gia tăng thương mại nội Á là bán lẻ, sản xuất công nghiệp và ô tô (IM&A), công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe. Các phân khúc này chiếm 76% thương mại của Singapore với phần còn lại của châu Á và 75% tổng thương mại nội Á vào năm 2020.
Tuy nhiên, UPS cho biết cần có sự phối hợp của các bên khác nhau để giải quyết tác động của căng thẳng địa chính trị và các chính sách hạn chế thương mại trên khắp châu Á – bao gồm thuế quan và các biện phi thuế quan có thể ảnh hưởng đến triển vọng thương mại dài hạn vận tải hàng không trong khu vực.
Có ba hành động chính có thể được thực hiện bao gồm:
Nghiên cứu "Dọn đường băng cho thương mại nội Á" do UPS thực hiện và phát hành mới đây cho thấy giá trị thương mại của Singapore với 11 thị trường châu Á lớn khác có thể tăng hơn 50% lên 13,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này.
Nghiên cứu cho thấy trên 12 thị trường nội Á được đưa vào báo cáo, có bốn phân khúc thúc đẩy sự gia tăng thương mại nội Á là bán lẻ, sản xuất công nghiệp và ô tô (IM&A), công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe. Các phân khúc này chiếm 76% thương mại của Singapore với phần còn lại của châu Á và 75% tổng thương mại nội Á vào năm 2020.
Tuy nhiên, UPS cho biết cần có sự phối hợp của các bên khác nhau để giải quyết tác động của căng thẳng địa chính trị và các chính sách hạn chế thương mại trên khắp châu Á – bao gồm thuế quan và các biện phi thuế quan có thể ảnh hưởng đến triển vọng thương mại dài hạn vận tải hàng không trong khu vực.
Có ba hành động chính có thể được thực hiện bao gồm:
- Đẩy nhanh tiến trình số hóa,
- Đa dạng hóa chuỗi cung ứng và
- Thúc đẩy sự hội nhập của các MSME (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa) vào chuỗi cung ứng khu vực.
Các phát hiện của nghiên cứu cũng hỗ trợ các nỗ lực của UPS trong việc hợp tác với chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và châu Á nói riêng gặp nhiều khó khăn.
UPS đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực bằng các dịch vụ chuỗi cung ứng chất lượng cao, tính kết nối và minh bạch được cải thiện. Là công ty vận chuyển trọn gói lớn trên thế giới, UPS hướng tới việc đơn giản hóa việc chuyển sang thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ để họ có thể tận dụng cơ hội này đồng thời tập trung vào việc xây dựng một doanh nghiệp lành mạnh, có lợi nhuận.
UPS đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực bằng các dịch vụ chuỗi cung ứng chất lượng cao, tính kết nối và minh bạch được cải thiện. Là công ty vận chuyển trọn gói lớn trên thế giới, UPS hướng tới việc đơn giản hóa việc chuyển sang thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ để họ có thể tận dụng cơ hội này đồng thời tập trung vào việc xây dựng một doanh nghiệp lành mạnh, có lợi nhuận.
Nguồn ảnh: UPS
Vào tháng 3/2023, UPS đã công bố việc mở rộng trung tâm Sân bay Changi tại Singapore để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng đối với các lô hàng chăm sóc sức khỏe phức tạp và thương mại điện tử.
Tháng 2/2023, UPS đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần toàn cầu đầu tiên giới thiệu các chuyến bay hàng tuần giữa Kitakyushu và Osaka (nhật Bản).
Vào cuối năm 2022, công ty đã giới thiệu UPS Premier – dịch vụ vận chuyển dành cho các lô hàng y tế quan trọng, đảm bảo về thời gian và nhiệt độ với các sân bay của Thái Lan và Singapore.
Cũng trong tháng 7/2022, UPS đã khai trương một tuyến mới từ Sân bay Bangkok Suvarnabhumi ở Thái Lan đến trung tâm nội Á ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ)
Báo cáo Thị trường logistics Việt Nam và thế giới quý 1/2023 và dự báo cập nhật những diễn biến và dự báo mới nhất cho tổng thể thị trường logistics Việt Nam và thế giới.
Các phân tích được chi tiết hóa đến từng nhóm dịch vụ như vận tải (đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt), cảng biển, dịch vụ giao nhận, kho bãi, bất động sản logistics…
Đồng thời Báo cáo cũng phân tích về xu hướng chuỗi cung ứng hàng hóa và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp chủ hàng, doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Hoạt động và xu hướng của các doanh nghiệp trong ngành cũng được cập nhật.
Các phân tích và dự báo hy vọng sẽ góp phần tạo cơ sở đầu vào hữu ích cho các kế hoạch và quyết định kinh doanh của doanh nghiệp trong các tháng tới.
Ngoài ra, Báo cáo tập trung nghiên cứu điển hình một số xu hướng quan trọng như:
- Xu hướng số hóa các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng thế hệ mới và một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số;
- Xu hướng cộng sinh, cộng tác trong lĩnh vực giao nhận, chuyển phát nhanh tại Việt Nam;
- Cải thiện logistics đường sắt để đón bắt xu hướng phục hồi của thị trường Trung Quốc
- Những thách thức tiêu biểu đối với các doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp logistics trong quý 2/2023.