Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
------------------------
Tại Đại hội thế giới Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA World Congress - FWC) 2024, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đã nhận quyền trượng đăng cai tổ chức FWC 2025.
FWC 2025 do VLA đấu thầu giành quyền đăng cai từ năm 2017. Việc tổ chức FWC 2025 đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ Chính phủ và các bộ, ngành địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 2 lần tiếp đoàn đại biểu FIATA và VLA tại trụ sở Chính phủ vào năm 2023 và 2024, đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với sự kiện FWC 2025.
Phát biểu tại lễ nhận quyền trượng, ông Đào Trọng Khoa, Chủ tịch VLA, Trưởng Đoàn Việt Nam tham dự FWC 2024 tại Panama cho biết, với vị trí đặc biệt quan trọng trong dòng thương mại toàn cầu, Việt Nam được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics và thương mại của khu vực và thế giới.
Chú thích ảnh: Lãnh đạo VLA nhận quyền trượng từ nước chủ nhà của FWC 2024 là Panama.
Với 19 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và dự kiến tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ vượt 15% vào năm tới, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Sự mở rộng thương mại này được hỗ trợ bởi ngành logistics Việt Nam, nơi có hơn 45.000 công ty đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Việt Nam với thế giới.
Ông Đào Trọng Khoa cũng thông tin, cam kết về phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam được thể hiện qua thành công của Cảng Cái Mép, cảng được xếp hạng thứ 7 trong số các cảng container hiệu quả nhất thế giới vào năm 2023. Hệ sinh thái hậu cần của Việt Nam bổ sung cho vị thế là một trung tâm sản xuất hàng đầu với những “gã khổng lồ” toàn cầu như Samsung, LG, Intel, Foxconn...
Ngoài những thành tựu trong lĩnh vực logistics, ông Đào Trọng Khoa còn nhấn mạnh tới việc Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, bao gồm những sản phẩm nhiều “tỷ đô” như cà phê, thuỷ sản... đồng thời là một quốc gia có vẻ đẹp thiên nhiên, nền văn hóa phong phú và những trải nghiệm khó quên.
Với chủ đề “Logistics xanh và thích ứng nhanh”, FWC 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 10/10/2025 tại Hà Nội với các cuộc thảo luận quan trọng về tương lai của ngành logistics trong một thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường. FWC là cơ hội với các doanh nghiệp ngành logistics Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới.
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY