Doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao triển vọng logistics của Việt Nam
Triển vọng của kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường logistics Việt Nam nói riêng được cộng đồng các doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao, và được minh chứng rõ ràng thông qua kết quả thu hút đầu tư nước ngoài gần đây. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ luôn coi Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng trong chiến lược đầu tư.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài diễn vào 16/10/2023 tại Hà Nội, ông Ng Boon Teck, đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam cho hay, có hai sáng kiến trong lĩnh vực logistics mà Việt Nam cần tích cực thúc đẩy gồm có:
(1) Mạng lưới logistics thông minh ASEAN (ASLN). Đây là một cơ chế hợp tác nhằm đẩy mạnh hơn sự kết nối và hội nhập trong ASEAN.
ASLN được khởi động vào tháng 11/2020 với dự án đầu tiên mang tên Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (siêu cảng) giữa Singapore và Việt Nam.
Đến nay, hai dự án đã được khởi công trong khuôn khổ ASLN, một ở Việt Nam và một ở Campuchia.
Việt Nam hiện đã có "siêu cảng" (Super port), trung tâm logistics lớn đặt tại Vĩnh Phúc với diện tích rất lớn, có sự kết nối với nhiều khu vực như: Hà Nội, sân bay Nội Bài, Cảng Hải Phòng và các tỉnh biên giới. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore mong muốn phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng logistics để siêu cảng này trở thành trung chuyển với chi phí thấp nhất trong khu vực.
Theo ông Ng Boon Teck, doanh nghiệp Singapore kỳ vọng xây dựng một hệ thống logistics càng đơn giản, hiện đại càng tốt, kết nối hạ tầng đường xá, thông tin, kinh tế' muốn mang tới công nghệ mới, thông minh và chia sẻ cách tối ưu hoá những công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh hơn ngành logistics tại Việt Nam. Ông cũng đưa ra ba đề xuất để phát triển lĩnh vực logistics của Việt Nam:
(i) Đẩy mạnh hơn dòng chảy thương mại, hợp tác, hỗ trợ với các quốc gia láng giềng.
(ii) Khẳng định vai trò trung tâm, trung chuyển, đẩy mạnh giao thông giữa các tỉnh biên giới và giữa Trung Quốc - ASEAN.
(iii) Đơn giản hoá quy trình, thủ tục hành chính để quá trình thông quan trở nên đơn giản hơn.
Còn theo bà Tô Thị Hương Giang, Giám đốc Đối ngoại khu vực Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Tập đoàn Nike, Việt Nam được đánh giá cao trong việc phát triển thương mại quốc tế. Trong năm 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, điều này càng minh chứng rõ ràng vị trí trung tâm của Việt Nam. Trong tương lai không xa, lĩnh vực xuất khẩu giữa hai nước sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nữa, để đáp ứng sự phát triển mạnh về quy mô thương mại, Việt Nam cần phát triển hơn nữa hệ thống logistics.
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY