Hợp nhất hai Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, các hoạt động vận tải (chi tiết theo từng loại hình), tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
-----------------------
Công ty CP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động từ 1/11/2024 trên cơ sở hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết Công ty CP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động trên cơ sở hợp nhất hai công ty là Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn.
Theo đó, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt (VTR), có tên tiếng Anh Railway transport joint stock company, được hợp nhất bởi Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn (SRT). Trụ sở đặt tại địa chỉ 130 đường Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt chính thức hoạt động từ ngày 1/11/2024
Việc hợp nhất này là thực hiện chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt VN.
Ngày 26/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025". Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện xong việc hợp nhất Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành một là Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt, hoàn thành trong năm 2024.
Về cơ cấu tổ chức, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt sẽ gồm có 8 phòng, 17 chi nhánh trực thuộc và cơ sở tại TP.HCM; trong đó có 4 chi nhánh toa xe, 2 chi nhánh đoàn tiếp viên đường sắt và 11 chi nhánh vận tải đường sắt. Tổng số lao động 4.877 người.
Bộ máy lãnh đạo công ty gồm Hội đồng quản trị có 5 thành viên do ông Đỗ Văn Hoan làm Chủ tịch HĐQT; Ban điều hành có 5 thành viên do ông Đào Anh Tuấn làm Tổng giám đốc.
"Công ty CP Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, hạ giá thành vận tải.
Công ty tập trung nguồn lực, tài chính, phương tiện vận tải để tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng huy động vốn cho các kế hoạch phát triển vận tải đường sắt", đại diện Tổng công ty Đường sắt VN cho hay.
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY