Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp ASEAN để nâng cao hiệu quả logistics trong bối cảnh mới

28/08/2024 09:26

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------

Logistics là mạch máu của các nền kinh tế hiện đại, hỗ trợ việc lưu thông hóa và dịch vụ hiệu quả xuyên biên giới, do đó càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bứt phá của ASEAN để trở thành một trung tâm sản xuất, thương mại năng động mới của thế giới.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường mới của Modor Intelligence, quy mô thị trường vận tải và Logistics ASEAN ước tính đạt 269,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 390 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,35% trong giai đoạn dự báo (2024-2030).

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Ngành thương mại điện tử ASEAN đạt 82,54 tỷ USD vào năm 2023 tăng 6,1% so với năm 2022 và tạo ra nhu cầu lớn đối với các dịch vụ logistics phục vụ thương mại điện tử.

Ngoài ra, sự phát triển của ngành dược phẩm trong khu vực đang thúc đẩy nhu cầu về kho lạnh, kho mát, tạo động lực cho các quốc gia và cả cộng đồng đầu tư quốc tế đầu tư xây dựng các hệ thống kho mới chuẩn GMP.

Theo chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận ASEAN, Alvin Chua, khu vực ASEAN cũng đang đứng trước các cơ hội mới từ quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp các quốc gia thành viên tận dụng lợi thế này để trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa từ khắp Châu Á - Thái Bình Dương đến phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, lĩnh vực logistics ASEAN cần sự phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia thành viên để hình thành các kết nối hạ tầng và hệ sinh thái logistics dựa trên công nghệ hiện đại và khả năng tích hợp dữ liệu xuyên biên giới.

Cơ sở hạ tầng phục vụ logistics trong khu vực cũng cần tương xứng với các yêu cầu về logistics toàn cầu.

 Ngoài việc khắc phục và nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện đã xuống cấp hoặc lạc hậu, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt, đường thủy.., các nước ASEAN sẽ cần phải vượt qua những thách thức quan trọng khác, bao gồm cải thiện thủ tục hải quan và nới lỏng các rào cản thương mại.

ASEAN cũng cần các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực trong việc cung cấp các dịch vụ Logistics bền vững trong tương lai. Trong tương lai đó, kết nối Logistics toàn cầu sẽ liền mạch để đảm bảo thương mại không bị gián đoạn ở mức độ chưa từng thấy trước đây.

Ngoài, ra, từng quốc gia thành viên cũng cần đạt mục tiêu hơn tới tính bền vững trong cơ sở hạ tầng, ưu tiên công nghệ xanh, trí tuệ nhân tạo, đổi mới kỹ thuật số và logistics liền mạch, tích hợp.

Theo nhận định của các chuyên gia, tính nhất quán trong các yêu cầu về quy định, tính toàn diện và minh bạch rất cần thiết để giảm thiểu thủ tục giấy tờ, do đó nâng cao hệ thống giao hàng.

Hộp 1: Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp ASEAN để nâng cao hiệu quả logistics trong bối cảnh mới

Với gần một nửa các tuyến thương mại hàng hải trên thế giới đi qua ASEAN, kết nối nội vùng hiệu quả sẽ là chìa khóa quan trọng để khai thác toàn bộ tiềm năng thương mại trong ASEAN, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 đang thể hiện vai trò như nền tảng để thúc đẩy quá trình hội nhập năng động, chủ động hơn của ASEAN vào nền kinh tế toàn cầu. Kế hoạch hướng đến việc đưa ASEAN trở thành trung tâm Logistics đẳng cấp thế giới.

Các doanh nghiệp logistics và chủ hàng trong khu vực cần gia tăng sự chủ động trong các tuyến thương mại quan trọng xuyên Đông Nam Á và kết nối ASEAN với thế giới.

 Một nghiên cứu gần đây cũng đã được tiến hành để xác định cách tiếp cận tốt nhất nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng thương mại và Logistics thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN.

 Các biện pháp phối hợp tốt giữa khu vực công và khu vực tư, cũng như giữa các doanh nghiệp logistics trong ASEAN tiếp tục được thúc đẩy trong năm 2024 và 2025 để giảm tắc nghẽn, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới trong khi tốc độ và độ tin cậy sẽ được nâng cao.

Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam được khuyến nghị tăng cường hợp tác với các đối tác trong ASEAN để nâng cao hiệu quả logistics, phát huy tiềm năng, thích ứng và bắt kịp với sự phát triển công nghệ nhanh chóng và những cơ hội mới từ quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng hướng tới các thị trường năng động và ít rủi ro.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN và các lưu ý đối với Việt Nam)

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(7) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 10
Số người truy cập: 6.224.527
Chung nhan Tin Nhiem Mang