Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Sau 2 năm sự cố, Maersk kiện Shoei Kisen và Evergreen vì làm tắc kênh đào Suez năm 2021

14/02/2023 10:03
Hãng vận tải A.P. Moller-Maersk xác nhận đã đệ đơn kiện Shoei Kisen của Nhật Bản, chủ sở hữu của Ever Given, và Evergreen, nhà điều hành tàu container, đã gây khó khăn nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, khi làm tắc nghẽn kênh đào Suez trong khoảng một tuần vào năm 2021. 

Đơn kiện được tửi lên Tòa án Thương mại và Hàng hải Đan Mạch. Khiếu nại này liên quan đến những thiệt hại mà Maersk phải gánh chịu trong thời gian Ever Given phong tỏa Kênh đào Suez vào tháng 3 năm 2021.

Các phương tiện truyền thông ở Đan Mạch- nơi đặt trụ sở chính của hãng Maersk thông tin về yêu cầu bồi thường lên tới 40 triệu đô la Mỹ, nhưng công ty vận tải container Đan Mạch chưa xác nhận số tiền yêu cầu bồi thường. Diễn biến vụ việc sẽ tiếp tục được cập nhật trong các số báo cáo tiếp theo.

Ever Given là một 
tàu container lớp Golden, một trong những tàu container lớn nhất thế giới, và là con tàu lớn nhất mà Evergreen vận hành (vào thời điểm xảy ra vụ việc). Con tàu được đặt lườn ngày 25 tháng 12 năm 2015, hạ thủy ngày 09 tháng 05 năm 2018, và nhập biên ngày 25 tháng 09 năm 2018; chủ tàu là Shoei Kisen Kaisha của Nhật Bản, một công ty con của của Imabari Shipbuilding, và nhà vận hành là công ty Đài Loan Evergreen Marine. Con tàu được đăng ký ở Panama.

Ảnh: Tàu Evegreen mắc kẹt ở kênh đào Suez năm 2021
Nguồn ảnh: Container news. 


Vào ngày 
23 tháng 03 năm 2021 lúc 07:40 EGY (UTC+2), tàu container Ever Given đã mắc cạn tại kênh đào Suez ở Ai Cập. Con tàu dài 400 mét này bị một trận bão cát với sức gió lên đến 74 kilômét trên giờ (40 hải lý trên giờ) quét qua khiến tàu mất lái. Con tàu đã va vào bờ kênh và bị kẹt, gây tắc nghẽn hoàn toàn con kênh và khiến cho tàu thuyền không thể nào qua được.

Vụ việc xảy ra cách xa phần con kênh chia thành hai lối đi, do đó không có cách nào khác để tàu thuyền tránh được Ever Given. Hơn 300 tàu ở hai đầu kênh đã bị Ever Given cản trở, trong đó có năm tàu container khác có kích thước tương tự nó. Có 41 tàu chở hàng rời và 24 tàu chở dầu thô. Các tàu bị ảnh hưởng có tải trọng tổng cộng khoảng 16,9 triệu tấn 
Trọng tải toàn phần (DWT). Một số cập vào cảng và neo đậu trong khu vực, trong khi nhiều tàu khác vẫn ở nguyên vị trí.

Lúc 15:05 ngày 29 tháng 03 năm 2021 (
giờ Ai Cập), Ever Given đã được giải cứu thành công và được kéo về phía hồ Bitter Lớn để kiểm tra kỹ thuật. Kênh đã được kiểm tra hư hỏng trước khi có thể mở lại. Cơ quan quản lý kênh đào Suez đã thông báo cho các cơ quan vận chuyển rằng việc vận chuyển có thể tiếp tục từ 19:00 giờ địa phương (17:00 giờ UTC)

Kênh đào Suez, một trong những con đường giao thương quan trọng nhất thế giới, khánh thành vào năm 1869. Chuyên gia vận tải hàng hải Camille Egloff của Boston Consulting Group ghi nhận tất cả giao thương từ châu Á sang châu Âu và châu Mỹ đi qua kênh đào Suez, khiến nó là một con đường "cực kỳ thiết yếu". Khoảng 50 con tàu đi qua con kênh mỗi ngày. Khoảng 10 % thương mại toàn cầu đi qua con kênh dài 193 km này. Tuy nhiên, hầu hết chiều dài con kênh không đủ rộng để tàu bè đi được cả hai chiều; những đoàn thuyền phải lần lượt đi qua từng thuyền một ở những đoạn nước hẹp. Một dự án mở rộng đang được triển khai nhưng chưa hoàn tất, và phần lớn con kênh vẫn chỉ có một làn.

Mỗi ngày con kênh đóng cửa...tàu container và tàu chở dầu không thể đưa thực phẩm, nhiên liệu và đồ dùng tới châu Âu và hàng hóa từ châu Âu không được xuất khẩu sang Viễn Đông". 
Lloyd's List ước tính vụ mắc kẹt này làm tổn hại 400 triệu đô la Mỹ mỗi giờ, và cứ mỗi ngày trôi qua vụ việc làm gián đoạn hơn 9 tỷ USD giá trị hàng hóa. Ước tính Ai Cập mất khoảng 12–14 triệu đô la mỗi ngày do tạm đóng cửa kênh.

Ngay cả một sự gián đoạn ngắn hạn tại Kênh đào Suez cũng sẽ có 
hiệu ứng domino trong vài tháng dọc theo chuỗi cung ứng. Tuyến đường thay thế khác giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua châu Phi, một chuyến hải trình dài khoảng 9.000 km và mất khoảng 10 ngày. Đến ngày 26 tháng 3 năm 2021 một số tàu đã đổi hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, họ phải đi thêm 6.100 km và 12 ngày trên biển, theo Phòng Vận chuyển Hàng hải Quốc tế. Nga đã dùng sự cố này để quảng bá cho tuyến đường vận chuyển hàng hải Bắc Cực thay cho hành trình vòng qua châu Phi dài và tốn kém.

Nguồn: VITIC, trích đăng từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 2/2023

 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 21
Số người truy cập: 6.227.056
Chung nhan Tin Nhiem Mang