Cách tiếp cận toàn diện mối nguy trong quản trị chuỗi cung ứng
02/06/2023 10:25
Báo cáo số này sẽ tập trung phân tích xu hướng và phương pháp tiếp cận “toàn diện các mối nguy” trong quản trị chuỗi cung ứng.
Cùng thời gian này hai năm gần đây được cho là tâm bão của khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi đó, sự gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa vật chất vượt quá khả năng sản xuất và vận chuyển dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, chậm trễ và tăng chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi xung đột ở Ukraine và các hệ lụy đối với thị trường năng lượng và nguyên liệu, vật tư sản xuất trên toàn cầu.
Các điều kiện thị trường bất lợi không chỉ làm nổi bật cả sự phụ thuộc lẫn nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn khiến các rủi ro trở nên phức tạp và bất ngờ hơn, vượt qua năng lực dự báo và phản ứng của cả các Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Tác động của đại dịch và những căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại và gần đây là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan, phá vỡ quy luật đồng loạt xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới khiến đã đặt ra yêu cầu về chiến lược ở cấp quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp về tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tăng khả năng ứng phó và phục hồi sau các cú sốc.
Từ nửa cuối năm 2022, mặc dù có những dấu hiệu tích cực cho thấy năng lực sản xuất và vận chuyển đang phục hồi, nhưng bài học từ vài năm trước và các biến động thời tiết gần đây cho thấy rủi ro với chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục gia tăng. Không khó để nhận thấy các xu hướng giảm thiểu rủi ro thông qua các sáng kiến như định vị lại về địa lý và đối tác như “reshoring” (thay đổi địa điểm, thậm chí xoay trục thương mại và tuyến luồng hàng) và “friendshoring” (đối tác thân thiện), tuy nhiên đến nay các chuỗi cung ứng vẫn chưa đạt được trạng thái cân bằng ổn định và bền vững.
Trong bối cảnh này, phương pháp tiếp cận toàn diện các mối nguy đang ngày càng được các tổ chức áp dụng, giúp họ ứng phó với sự gia tăng nhanh chóng của các biến động và rủi ro khác nhau đang hình thành trong môi trường kinh doanh.
VUI LÒNG XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Cùng thời gian này hai năm gần đây được cho là tâm bão của khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi đó, sự gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa vật chất vượt quá khả năng sản xuất và vận chuyển dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, chậm trễ và tăng chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi xung đột ở Ukraine và các hệ lụy đối với thị trường năng lượng và nguyên liệu, vật tư sản xuất trên toàn cầu.
Các điều kiện thị trường bất lợi không chỉ làm nổi bật cả sự phụ thuộc lẫn nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn khiến các rủi ro trở nên phức tạp và bất ngờ hơn, vượt qua năng lực dự báo và phản ứng của cả các Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Tác động của đại dịch và những căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại và gần đây là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan, phá vỡ quy luật đồng loạt xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới khiến đã đặt ra yêu cầu về chiến lược ở cấp quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp về tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tăng khả năng ứng phó và phục hồi sau các cú sốc.
Từ nửa cuối năm 2022, mặc dù có những dấu hiệu tích cực cho thấy năng lực sản xuất và vận chuyển đang phục hồi, nhưng bài học từ vài năm trước và các biến động thời tiết gần đây cho thấy rủi ro với chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục gia tăng. Không khó để nhận thấy các xu hướng giảm thiểu rủi ro thông qua các sáng kiến như định vị lại về địa lý và đối tác như “reshoring” (thay đổi địa điểm, thậm chí xoay trục thương mại và tuyến luồng hàng) và “friendshoring” (đối tác thân thiện), tuy nhiên đến nay các chuỗi cung ứng vẫn chưa đạt được trạng thái cân bằng ổn định và bền vững.
Trong bối cảnh này, phương pháp tiếp cận toàn diện các mối nguy đang ngày càng được các tổ chức áp dụng, giúp họ ứng phó với sự gia tăng nhanh chóng của các biến động và rủi ro khác nhau đang hình thành trong môi trường kinh doanh.
VUI LÒNG XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY